Kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn được quyết định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 160 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
1. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, các cơ quan nhà nước khác quy định tại khoản 2a Điều 139 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản cùng điều chỉnh một hoặc nhiều nhóm quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian cụ thể.
2. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo địa bàn nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản đã được ban hành có phạm vi và đối tượng điều chỉnh tại một địa bàn cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước hoặc khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính.
Theo đó, việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn được quyết định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, các cơ quan nhà nước khác quy định tại khoản 2a Điều 139 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản cùng điều chỉnh một hoặc nhiều nhóm quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo địa bàn nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản đã được ban hành có phạm vi và đối tượng điều chỉnh tại một địa bàn cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước hoặc khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính.
Rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn (Hình từ Internet)
Rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn được lập kế hoạch như thế nào?
Căn cứ theo Điều 161 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định kế hoạch rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Thủ tướng Chính phủ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình.
Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
- Nội dung kế hoạch rà soát văn bản bao gồm mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi; thời gian, tiến độ thực hiện; phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện; kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
Kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 162 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn như sau:
Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
...
2. Kết quả Tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn phải được xây dựng thành báo cáo.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của hoạt động Tổng rà soát văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc xây dựng các danh mục văn bản kèm theo báo cáo, bao gồm: Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần; Danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.
Các danh mục văn bản được lặp theo Mẫu số 03, 04, 05, 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
Trường hợp Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành danh mục văn bản khác thì có thể được lập theo các mẫu quy định tại khoản này.
Theo đó, kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn phải được xây dựng thành báo cáo.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của hoạt động rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc xây dựng các danh mục văn bản kèm theo báo cáo, bao gồm: Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần; Danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.
Các danh mục văn bản được lặp theo Mẫu số 03, 04, 05, 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
Trường hợp Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành danh mục văn bản khác thì có thể được lập theo các mẫu quy định tại khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí môn bài bậc 1 bao nhiêu tiền 2025? Những trường hợp nào được miễn nộp thuế môn bài 2025?
- Mức phạt không nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Không nộp thuế môn bài 2025 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vô địch giải bóng đá Đông Nam Á có được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất?
- Tải mẫu thông báo họp tổng kết cuối năm mới nhất? Quy định về quyền tự do kinh doanh của công ty, doanh nghiệp?
- Đáp án Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?