Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự phải được gửi cho những ai sau khi kết thúc trực tiếp kiểm sát?
- Trước khi ký Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự cần báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát phụ trách những vấn đề gì?
- Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự phải được gửi cho những ai sau khi kết thúc trực tiếp kiểm sát?
- Phúc tra việc thực hiện Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự như thế nào?
Trước khi ký Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự cần báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát phụ trách những vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy định về quy trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự và quy trình, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Các việc cần làm sau khi kết thúc trực tiếp kiểm sát
1. Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát ký Kết luận trực tiếp kiểm sát sau khi hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu các ý kiến tham gia tại buổi công bố. Trước khi ký, Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát báo cáo lãnh đạo Viện phụ trách (trong trường hợp Trưởng đoàn không phải là lãnh đạo Viện) hoặc báo cáo Vụ trưởng (trong trường hợp Trưởng đoàn là Phó Vụ trưởng) về các vấn đề theo quy định của Ngành hoặc khi thấy cần thiết như: vấn đề có quan điểm khác nhau giữa các thành viên trong Đoàn, giữa Cơ quan thi hành án dân sự được kiểm sát với Đoàn trực tiếp kiểm sát; về nội dung nêu trong Kết luận trực tiếp kiểm sát có liên quan đến đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với vi phạm của Chấp hành viên hoặc của công chức Cơ quan thi hành án dân sự, thực hiện theo điểm e khoản 4 Điều 32 Quy chế 810, về nội dung thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị thực hiện theo Điều 34 và Điều 35 Quy chế số 810.
...
Theo quy định trên, trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát ký Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự sau khi hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu các ý kiến tham gia tại buổi công bố.
Trước khi ký, Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát báo cáo lãnh đạo Viện phụ trách (trong trường hợp Trưởng đoàn không phải là lãnh đạo Viện) hoặc báo cáo Vụ trưởng (trong trường hợp Trưởng đoàn là Phó Vụ trưởng) về các vấn đề theo quy định của Ngành hoặc khi thấy cần thiết như:
- Vấn đề có quan điểm khác nhau giữa các thành viên trong Đoàn, giữa Cơ quan thi hành án dân sự được kiểm sát với Đoàn trực tiếp kiểm sát;
- Về nội dung nêu trong Kết luận trực tiếp kiểm sát có liên quan đến đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với vi phạm của Chấp hành viên hoặc của công chức Cơ quan thi hành án dân sự, thực hiện theo điểm e khoản 4 Điều 32 Quy chế 810, về nội dung thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị thực hiện theo Điều 34 và Điều 35 Quy chế số 810.
Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự phải được gửi cho những ai sau khi kết thúc trực tiếp kiểm sát?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 về các việc cần làm sau khi kết thúc trực tiếp kiểm sát thì:
- Kết luận trực tiếp kiểm sát được gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp (trong trường hợp Trưởng đoàn không phải là Viện trưởng) và Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo theo quy định của Ngành; Đồng thời, gửi cho:
- Cơ quan thi hành án dân sự được trực tiếp kiểm sát để thực hiện;
- VKSND cùng cấp với Cơ quan thi hành án dân sự được trực tiếp kiểm sát để theo dõi, đôn đốc;
- Cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên để phối hợp chỉ đạo;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi đã cử thành viên tham gia giám sát Đoàn trực tiếp kiểm sát;
- Các thành viên Đoàn trực tiếp kiểm sát và lưu hồ sơ trực tiếp kiểm sát.
Đối với những trường hợp Đoàn trực tiếp kiểm sát đã làm việc với Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tại địa phương hoặc Ban pháp chế Hội đồng nhân dân thì khi ban hành Kết luận trực tiếp kiểm sát phải gửi cho Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự và Ban pháp chế Hội đồng nhân dân địa phương nơi đã làm việc.
Phúc tra việc thực hiện Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Các việc cần làm sau khi kết thúc trực tiếp kiểm sát
...
5. Phúc tra việc thực hiện Kết luận trực tiếp kiểm sát
Trường hợp trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự ngang cấp thì việc phúc tra được thực hiện trước khi tiến hành trực tiếp kiểm sát định kỳ của kỳ tới hoặc đưa nội dung phúc tra việc thực hiện Kết luận trực tiếp kiểm sát là một trong các nội dung của Kế hoạch trực tiếp kiểm sát của kỳ tới.
Trường hợp trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì trước thời điểm kết thúc năm công tác, Viện kiểm sát cấp trên tiến hành phúc tra việc thực hiện kết luận trực tiếp kiểm sát; thời gian cụ thể có thể ấn định sau 06 tháng hoặc sau 01 năm kể từ ngày công bố Kết luận trực tiếp kiểm sát.
Để phúc tra việc thực hiện Kết luận trực tiếp kiểm sát, phải ban hành Quyết định phúc tra và Kế hoạch phúc tra. Quyết định và Kế hoạch phúc tra do lãnh đạo Viện ký. Quá trình phúc tra, thành viên Đoàn phúc tra phải lập biên bản phúc tra. Kết thúc phúc tra phải ban hành Kết luận phúc tra, nêu rõ những nội dung trong Kết luận trực tiếp kiểm sát đã được thực hiện, chưa được thực hiện, nguyên nhân của việc chưa thực hiện; các kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát. Quyết định phúc tra, Kế hoạch phúc tra, Biên bản phúc tra và Kết luận phúc tra thực hiện theo mẫu do VKSND tối cao ban hành.5
Như vậy, tiến hành phúc tra việc thực hiện Kết luận trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các thông tin công bố định kỳ và thông tin công bố bất thường mà doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện công khai?
- Nâng lương trước thời hạn mới nhất 2025 do lập thành tích? Điều kiện được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích là gì?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại biểu dự đại hội gồm những người nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14135-4: 2024 xác định lượng vật liệu nhỏ trong cốt liệu bằng phương pháp rửa ra sao?
- Danh sách nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử được Tổng cục thuế chấp nhận mới nhất? Định dạng hóa đơn điện tử thế nào?