Kết cấu thép xây dựng được bảo vệ chống ăn mòn bằng các phương pháp nào? Công tác chuẩn bị bề mặt trước khi sơn kết cấu gồm các công đoạn nào?
Kết cấu thép xây dựng được bảo vệ chống ăn mòn bằng các phương pháp nào?
Kết cấu thép xây dựng được bảo vệ chống ăn mòn bằng các phương pháp được quy định tại tiểu 14.1 Mục 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12002:2020 như sau:
Bảo vệ chống ăn mòn
14.1 Kết cấu sử dụng thép các bon hoặc hợp kim thấp tùy vào mục đích và điều kiện sử dụng phải được bảo vệ chống ăn mòn theo yêu cầu của tiêu chuẩn này bằng các phương pháp như sau:
- Sơn;
- Mạ bằng kẽm hoặc nhôm bằng phương pháp nhúng nóng;
- Mạ bằng kẽm hoặc nhôm bằng phương pháp nhúng nóng, phủ thêm các lớp sơn;
- Phun khí kẽm hoặc khí nhôm nóng lên bề mặt;
- Phun khí kẽm hoặc khí nhôm nóng lên bề mặt, phủ thêm các lớp sơn.
…
Như vậy, theo quy định trên thì kết cấu thép xây dựng được bảo vệ chống ăn mòn bằng các phương pháp sau:
- Sơn;
- Mạ bằng kẽm hoặc nhôm bằng phương pháp nhúng nóng;
- Mạ bằng kẽm hoặc nhôm bằng phương pháp nhúng nóng, phủ thêm các lớp sơn;
- Phun khí kẽm hoặc khí nhôm nóng lên bề mặt;
- Phun khí kẽm hoặc khí nhôm nóng lên bề mặt, phủ thêm các lớp sơn.
Kết cấu thép xây dựng được bảo vệ chống ăn mòn bằng các phương pháp nào? (Hình từ Internet)
Công tác chuẩn bị bề mặt trước khi sơn kết cấu thép xây dựng gồm các công đoạn nào?
Công tác chuẩn bị bề mặt trước khi sơn kết cấu thép xây dựng gồm các công đoạn được quy định tại tiết 14.4.1 tiểu mục 14.4 Mục 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12002:2020 như sau:
Bảo vệ chống ăn mòn
…
14.4 Chuẩn bị bề mặt
14.4.1 Công tác chuẩn bị bề mặt trước khi sơn bao gồm các công đoạn sau:
- Làm sạch kim loại bắn tóe, lớp thuốc hàn sót lại, xỉ trên mối hàn;
- Loại bỏ các gờ và cạnh sắc;
- Tẩy mỡ trên bề mặt kim loại;
- Làm sạch gỉ trên bề mặt kim loại;
- Làm sạch bụi bằng máy nén khí (hoặc máy hút bụi công nghiệp);
- Làm sạch dầu mỡ.
14.4.2 Công tác chuẩn bị bề mặt trước khi sơn phải đáp ứng quy định trong các tiêu chuẩn của nhà sản xuất sơn, mức độ làm sạch vẩy sắt và gỉ trên bề mặt kết cấu tùy thuộc các mức độ ăn mòn khác nhau của môi trường sử dụng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công tác chuẩn bị bề mặt trước khi sơn kết cấu thép xây dựng gồm các công đoạn như sau:
- Làm sạch kim loại bắn tóe, lớp thuốc hàn sót lại, xỉ trên mối hàn;
- Loại bỏ các gờ và cạnh sắc;
- Tẩy mỡ trên bề mặt kim loại;
- Làm sạch gỉ trên bề mặt kim loại;
- Làm sạch bụi bằng máy nén khí (hoặc máy hút bụi công nghiệp);
- Làm sạch dầu mỡ.
Khi bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu thép xây dựng cần kiểm tra chất lượng những công đoạn nào?
Khi bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu thép xây dựng thì kiểm tra chất lượng những công đoạn được quy định tại tiết 14.7.1 tiểu mục 14.7 Mục 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12002:2020 như sau:
Bảo vệ chống ăn mòn
…
14.7 Nguyên tắc nghiệm thu và phương pháp kiểm tra
14.7.1 Khi bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu, cần kiểm tra chất lượng các công đoạn sau:
- Chuẩn bị bề mặt;
- Vật liệu sơn;
- Lớp phủ bảo vệ.
14.7.2 Chất lượng chuẩn bị bề mặt trước khi sơn cần phải được thực hiện kiểm tra theo mức độ làm sạch axit và dầu mỡ theo quy định trong các tiêu chuẩn của nhà sản xuất sơn.
14.7.3 Kiểm tra chất lượng của sơn bằng các phương pháp phù hợp với các tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật tương ứng.
Tất cả các chỉ số của vật liệu sơn cần phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật tương ứng
14.7.4 Việc lựa chọn dung môi, độ nhớt làm việc, phương pháp và thông số sơn, các chế độ sấy khô trong quá trình sơn kết cấu phải được kiểm tra phù hợp với các yêu cầu của quy trình công nghệ, tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của vật liệu được sử dụng.
14.7.5 Chất lượng của lớp phủ cần được kiểm soát theo loại sơn, chiều dày, tính liên tục và độ bám dính.
14.7.6 Chất lượng mặt ngoài lớp phủ cần được kiểm tra trực quan bằng mắt thường dưới ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo trên toàn bộ bề mặt kết cấu. Lớp phủ không được hở, bong, có vết nứt, vỡ và những khuyết tật khác ảnh hưởng đến tính chất bảo vệ và dạng bên ngoài cần tuân thủ các yêu cầu của TCVN 9404:2012.
14.7.7 Tính liên tục của lớp phủ cần được kiểm tra bằng máy dò khuyết tật.
14.7.8 Chiều dày của lớp phủ cần được kiểm tra bằng máy đo có khoảng đo từ 0 mm đến 12 mm và độ chính xác đến 5 %.
14.7.9 Độ bám dính của lớp phủ được kiểm tra theo TCVN 2097:2015 (ISO 2409:2013), trên mẫu kiểm tra được sơn cùng loại với loại sơn trên kết cấu. Độ bám dính của lớp phủ không được nhỏ hơn các yêu cầu trong TCVN 2097:2015 (ISO 2409:2013).
Như vậy, theo quy định trên thì khi bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu thép xây dựng cần kiểm tra chất lượng những công đoạn sau:
- Chuẩn bị bề mặt;
- Vật liệu sơn;
- Lớp phủ bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?