Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước không được kiêm nhiệm những chức danh nào theo quy định?
Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước không được kiêm nhiệm những chức danh nào theo quy định?
Việc kiêm nhiệm chức danh đối với kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước
1. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
a) Thành viên Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác; Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác;
c) Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
d) Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc được kiêm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ở doanh nghiệp thành viên, nhưng không quá 03;
đ) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác.
Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước không được kiêm nhiệm những chức danh nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Kế toán trưởng có phải là người quản lý doanh nghiệp nhà nước không?
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
...
4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên;
b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);
c) Thành viên Hội đồng thành viên;
d) Tổng giám đốc;
đ) Giám đốc;
e) Phó tổng giám đốc;
g) Phó giám đốc;
h) Kế toán trưởng.
5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).
6. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước).
...
Như vậy, theo quy định, Kế toán trưởng là một trong những người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hay còn gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Ai có trách nhiệm ra thông báo nghỉ hưu đối với Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước?
Việc ra thông báo nghỉ hưu đối với Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Thông báo và quyết định nghỉ hưu
1. Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định này, cấp có thẩm quyền phải ra thông báo bằng văn bản về việc nghỉ hưu. Việc ra thông báo về thời điểm nghỉ hưu của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra thông báo nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra thông báo nghỉ hưu đối với thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 74 Nghị định 159/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP) quy định:
Xác định thời điểm nghỉ hưu
1. Thời điểm nghỉ hưu của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
Trường hợp hồ sơ không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
Trường hợp Kiểm soát viên thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc áp dụng như đối với công chức. Thời gian tính để hưởng chế độ thôi việc là thời gian làm công chức; kinh phí thực hiện chế độ thôi việc do doanh nghiệp chi trả.
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty là người chịu trách nhiệm ra thông báo nghỉ hưu đối với Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Lưu ý: Việc ra thông báo nghỉ hưu phải được thực hiện trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?