Kế toán trưởng của hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán ở trình độ nào?
Kế toán trưởng của hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán ở trình độ nào?
Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng được quy định tại Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán
...
2. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:
a) Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này;
đ) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;
e) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước;
g) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;
h) Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;
i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
l) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định, kế toán trưởng của hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên.
Kế toán trưởng của hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán ở trình độ nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị kế toán khi thay đổi kế toán trưởng phải thực hiện những công việc gì?
Việc thay đổi kế toán trưởng được quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP như sau:
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán
...
3. Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
4. Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn phụ cấp trách nhiệm công việc, thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng và phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
Như vậy, theo quy định, đơn vị kế toán khi thay đổi kế toán trưởng phải thực hiện những công việc sau đây:
(1) Tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng cũ và kế toán trưởng mới;
(2) Thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng mới.
Lưu ý:
- Kế toán trưởng mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc.
- Kế toán trưởng cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.
Kế toán trưởng có những trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của kế toán trưởng được quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Kế toán 2015 như sau:
Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
...
Như vậy, theo quy định, kế toán trưởng có các trách nhiệm sau đây:
(1) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
(2) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán 2015;
(3) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?