Kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ phải thực hiện theo phương pháp nào và Kế toán Quỹ có những nhiệm vụ gì?
Kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ có nhiệm vụ như thế nào?
Nhiệm vụ của kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ quy định ở Điều 3 Thông tư 109/2018/TT-BTC quy định:
Nhiệm vụ của kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ
Kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ có nhiệm vụ:
1. Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về tình hình thu hồi nợ cho vay lại trong nước từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ; thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại; thu phí quản lý cho vay lại; các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có) để đảm bảo việc trả nợ các khoản vay nước ngoài về cho vay lại của Chính phủ; thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ; các khoản thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, danh mục nợ; các khoản thu lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ và các khoản thu khác theo quy định.
2. Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về tình hình chi trả nợ nước ngoài (gồm cả gốc, lãi và phí (nếu có)) đối với khoản vay về cho vay lại; tình hình ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các khoản chi nghiệp vụ quản lý nợ công; các khoản cho NSNN vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định 92/2018/NĐ-CP và các khoản chi khác theo quy định.
3. Theo dõi nguồn dự phòng rủi ro, xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay nước ngoài và các khoản chi cho hoạt động quản lý Quỹ.
Theo đó, nhiệm vụ của kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ quy định như sau:
- Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về tình hình thu hồi nợ cho vay lại trong nước từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ; thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại; thu phí quản lý cho vay lại; các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có) để đảm bảo việc trả nợ các khoản vay nước ngoài về cho vay lại của Chính phủ; thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ; các khoản thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, danh mục nợ; các khoản thu lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ và các khoản thu khác theo quy định.
- Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về tình hình chi trả nợ nước ngoài (gồm cả gốc, lãi và phí (nếu có)) đối với khoản vay về cho vay lại; tình hình ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các khoản chi nghiệp vụ quản lý nợ công; các khoản cho NSNN vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định 92/2018/NĐ-CP và các khoản chi khác theo quy định.
- Theo dõi nguồn dự phòng rủi ro, xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay nước ngoài và các khoản chi cho hoạt động quản lý Quỹ.
Kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ (Hình từ Internet)
Phương pháp kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ được pháp luật quy định như thế nào?
Kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ phải thực hiện theo phương pháp ở Điều 4 Thông tư 109/2018/TT-BTC cụ thể:
Kế toán Quỹ phải thực hiện theo các phương pháp, nguyên tắc quy định tại Luật Kế toán 2015, Nghị định 174/2016/NĐ-CP và các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.
Đơn vị tính sử dụng trong kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ là đơn vị nào?
Đơn vị tính sử dụng trong kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ quy định ở Điều 5 Thông tư 109/2018/TT-BTC quy định:
- Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trong trường hợp phát sinh ngoại tệ, phải mở sổ theo dõi nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” và quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định.
- Khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo quản trị tổng hợp, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng, nếu trên 12 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng, nếu trên 15 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng.
Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?