Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước phải đóng kỳ kế toán vào thời điểm nào?
- Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước phải đóng kỳ kế toán vào thời điểm nào?
- Nguyên tắc tổ chức hoạt động bộ máy kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước tại Kho bạc nhà nước ?
- Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước?
Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước phải đóng kỳ kế toán vào thời điểm nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 54 Thông tư 77/2017/TT-BTC có quy định như sau:
Mở, đóng kỳ kế toán
1. Mở kỳ kế toán là việc thiết lập trên hệ thống đối với một kỳ kế toán tháng xác định trong năm để người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống theo phân quyền.
Trên hệ thống, sau khi đã thực hiện đóng kỳ kế toán, có thể mở lại kỳ nếu sổ kế toán năm đó chưa thực hiện đóng vĩnh viễn (đang ở trạng thái đóng kỳ tạm thời). Các trường hợp hạch toán tại kỳ được mở lại phải được phép của KBNN.
2. Đóng kỳ kế toán là việc thiết lập trên hệ thống đối với một kỳ kế toán tháng xác định trong năm để không cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN phải thực hiện đóng kỳ kế toán vào thời điểm cuối tháng và tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm trước khi lập báo cáo tài chính. Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày. Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Chỉ đóng kỳ kế toán sau khi đã đảm bảo mọi chứng từ kế toán phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước phải đóng kỳ kế toán vào thời điểm cuối tháng và tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm trước khi lập báo cáo tài chính.
Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và chỉ đóng kỳ kế toán sau khi đã đảm bảo mọi chứng từ kế toán phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
Bên cạnh đó, tại Điều 11 Thông tư 77/2017/TT-BTC thì kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước gồm:
- Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch).
- Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch).
Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước phải đóng kỳ kế toán vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức hoạt động bộ máy kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước tại Kho bạc nhà nước ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Thông tư 77/2017/TT-BTC như sau:
Bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN bao gồm bộ máy kế toán trong hệ thống KBNN được đặt tại các đơn vị KBNN và bộ phận nghiệp vụ làm công việc kế toán đặt tại các cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp 1, 2 và các đơn vị khác có tham gia vào hệ thống TABMIS. Các đơn vị phải tổ chức bộ máy kế toán, bộ phận kế toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính.
Hoạt động của bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN tại KBNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc KBNN. Mỗi đơn vị KBNN là một đơn vị kế toán độc lập, chịu trách nhiệm thực hiện kế toán Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc tại đơn vị mình; đơn vị kế toán KBNN cấp dưới chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của đơn vị kế toán KBNN cấp trên.
Ngoài các đơn vị kế toán trong hệ thống KBNN, các cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp 1, 2 và các đơn vị khác có liên quan phải tổ chức bộ phận nghiệp vụ thực hiện nhập lệnh chi tiền hoặc phân bổ ngân sách được phân quyền theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình trên TABMIS, hoặc trên hệ thống phần mềm có giao diện với TABMIS. Trong phạm vi tham gia của mình, các đơn vị kế toán phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản hướng dẫn kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN của Bộ Tài chính.
Như vậy, hoạt động của bộ máy kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước tại Kho bạc nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước.
Mỗi đơn vị Kho bạc nhà nước là một đơn vị kế toán độc lập, chịu trách nhiệm thực hiện kế toán Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc tại đơn vị mình; đơn vị kế toán Kho bạc nhà nước cấp dưới chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của đơn vị kế toán Kho bạc nhà nước cấp trên.
Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước?
Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước được quy định tại Điều 4 Thông tư 77/2017/TT-BTC bao gồm:
- Tiền và các khoản tương đương tiền;
- Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;
- Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của ngân sách nhà nước;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống Kho bạc nhà nước;
- Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại Kho bạc nhà nước;
- Các khoản kết dư ngân sách nhà nước các cấp;
- Dự toán và tình hình phân bổ dự toán kinh phí các cấp;
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
- Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại Kho bạc nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có chứng chỉ gì?
- Việc mở thầu đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được tiến hành như thế nào?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DS có thể được ký phát hành tối đa bao nhiêu Hộ chiếu?
- Văn phòng thuộc Tòa án nhân dân tối cao thì ai sẽ là người phát ngôn của Tòa án nhân dân tối cao?
- Đảng viên kiểm điểm cuối năm ở đâu? Trách nhiệm của đảng viên kiểm điểm cuối năm là gì theo quy định?