Kế toán hạt nhân là gì? Hồ sơ kế toán hạt nhân được lưu trữ như thế nào trong nhà máy điện hạt nhân?
Kế toán hạt nhân là gì?
Kế toán hạt nhân được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 70/2010/NĐ-CP thì kế toán hạt nhân là việc kiểm kê và lập bảng cân đối vật liệu hạt nhân sử dụng cho lò phản ứng hạt nhân.
Kế toán hạt nhân là gì? Hồ sơ kế toán hạt nhân được lưu trữ như thế nào trong nhà máy điện hạt nhân? (Hình từ Internet)
Hồ sơ kế toán hạt nhân được lưu trữ như thế nào trong nhà máy điện hạt nhân?
Hồ sơ kế toán hạt nhân được lưu trữ như thế nào trong nhà máy điện hạt nhân, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 70/2010/NĐ-CP như sau:
Kiểm soát hạt nhân
1. Đối với nhà máy điện hạt nhân, các đối tượng và khu vực chịu sự kiểm soát hạt nhân:
a) Nhiên liệu hạt nhân;
b) Vật liệu và thiết bị hạt nhân;
c) Nơi lưu giữ và xử lý vật liệu hạt nhân.
2. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm:
a) Thực hiện kế toán hạt nhân và định kỳ báo cáo kết quả kế toán hạt nhân theo yêu cầu của Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân;
b) Thực hiện các biện pháp giám sát đối với nhiên liệu hạt nhân;
c) Lưu trữ hồ sơ kế toán hạt nhân trong suốt thời gian hoạt động của nhà máy;
d) Chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức quốc tế có liên quan;
đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật đối với nguồn nhiên liệu hạt nhân.
3. Thanh tra quốc tế:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thống nhất với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế về hình thức và kế hoạch thanh tra quốc tế đối với các đối tượng và khu vực chịu kiểm soát hạt nhân quy định tại khoản 1 điều này;
b) Các cơ quan, tổ chức liên quan phải tuân thủ kế hoạch thanh tra quốc tế quy định tại điểm a khoản này.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Quy định và hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục kiểm soát hạt nhân;
b) Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động kiểm soát hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ kế toán hạt nhân được lưu trữ trong suốt thời gian hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.
Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với nhà máy điện hạt nhân?
Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với nhà máy điện hạt nhân, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2010/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước nhà máy điện hạt nhân
1. Bộ Công Thương:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện hạt nhân;
b) Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan;
c) Hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các hiệp định hợp tác, các điều ước quốc tế về nhà máy điện hạt nhân;
d) Cấp Giấy phép vận hành thử; cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn Giấy phép hoạt động điện lực của nhà máy điện hạt nhân;
đ) Phê duyệt quy trình vận hành nhà máy điện hạt nhân;
e) Hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc; yêu cầu của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư phát triển dự án điện hạt nhân;
g) Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý đầu tư phát triển, vận hành nhà máy điện hạt nhân;
h) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về nhà máy điện hạt nhân;
i) Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của Chính phủ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Ban hành các quy định liên quan đến an toàn nhà máy điện hạt nhân;
b) Thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân;
c) Thẩm định an toàn trong các giai đoạn của dự án nhà máy điện hạt nhân;
d) Hướng dẫn nội dung báo cáo phân tích an toàn;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan quản lý an toàn hạt nhân;
e) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung kế hoạch kiểm xạ; quy định tiêu chuẩn phát thải phóng xạ, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
g) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thiết lập khu vực hạn chế, khu vực bảo vệ và quan trắc phóng xạ môi trường tại nhà máy điện hạt nhân;
h) Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của Chính phủ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đối với nhà máy điện hạt nhân thì Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Ban hành các quy định liên quan đến an toàn nhà máy điện hạt nhân;
- Thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân;
- Thẩm định an toàn trong các giai đoạn của dự án nhà máy điện hạt nhân;
- Hướng dẫn nội dung báo cáo phân tích an toàn;
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan quản lý an toàn hạt nhân;
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung kế hoạch kiểm xạ; quy định tiêu chuẩn phát thải phóng xạ, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thiết lập khu vực hạn chế, khu vực bảo vệ và quan trắc phóng xạ môi trường tại nhà máy điện hạt nhân;
- Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?