Kế toán chuyển tiền sai thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với khoản tiền chuyển sai đó cho công ty hay không?
Kế toán của công ty làm việc theo hợp đồng dịch vụ được không?
Theo Điều 22 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về việc thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán như sau:
- Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh; tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước và đơn vị kế toán khác quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này được thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán. Tổ chức đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước có thể thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp Luật của đơn vị quyết định.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán khi cử người làm dịch vụ kế toán cho khách hàng phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 51, Điều 56, Điều 58 Luật kế toán 2015 và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán hoặc không được cung cấp dịch vụ kế toán quy định tại Điều 19 và Điều 25 Nghị định này.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán khi cử người làm dịch vụ kế toán trưởng, phụ trách kế toán cho khách hàng phải đảm bảo quy định tại Điều 56, 58 Luật kế toán 2015, Điều 21 Nghị định này và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán hoặc không được cung cấp dịch vụ kế toán quy định tại Điều 19 và Điều 25 Nghị định này.
- Người được thuê làm dịch vụ kế toán có quyền và trách nhiệm của người làm kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 51 Luật kế toán 2015. Người được thuê dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán có quyền và trách nhiệm của kế toán trưởng quy định tại Điều 55 Luật kế toán 2015.
- Người đại diện theo pháp Luật của đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về việc thuê dịch vụ làm kế toán, thuê dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
Căn cứ quy định trên, đối với người thực hiện công việc kế toán có thể làm việc với hình thức hợp đồng dịch vụ với công ty.
Người làm kế toán phải đáp ứng tiêu chuẩn và có trách nhiệm như thế nào?
Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán được quy định tại Điều 51 Luật Kế toán 2015 như sau:
- Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
- Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
- Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Kế toán chuyển tiền sai có bồi thường thiệt hại không?
Kế toán chuyển sai tiền có phải bồi thường cho công ty không?
Trường hợp bạn là người phụ trách kế toán của công ty và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4 Luật Kế toán 2015 như sau:
“Điều 4. Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật."
Theo quy định này, bạn có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các khoản thu chi tài chính của công ty và bạn không có nhiệm vụ trao đổi với bên bán về việc thanh toán, phương thức thanh toán và tài khoản thanh toán (trừ trường hợp công ty có quy định khác).
Email của bên mua hàng bị hack và bên mua hàng chuyển thông tin sai cho bạn khiến cho bạn thanh toán sai số tài khoản của bên bán. Như vậy, lỗi ở đây thuộc về bên mua hàng không kiểm tra tính xác thực của email và cung cấp thông tin sai cho bạn. Do đó, bạn không có nghĩa vụ bồi thường cho công ty, trách nhiệm này thuộc về bên mua hàng.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 4 Luật Kế toán 2015 có quy định nhiệm vụ phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Do đó, trong trường hợp bạn có thể kiểm tra được các thông tin nhưng bạn không làm thì đây cũng là có một phần trách nhiệm của bạn.
Việc hack email công ty rất khó để xác định, do đó để bảo đảm quyền lợi cho mình, bạn và bộ phận mua hàng phải có chứng cứ chứng minh rằng thông tin chuyển tiền trong mail của bên bộ phận mua hàng mà bạn nhận được đúng là đã bị hack, bạn không có cách nào biết được và đã chuyển sai. Trường hợp này, bạn có thể gửi đơn tố cáo kèm theo các tài liệu chứng minh đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 để có chứng cứ chứng minh cho việc này, bảo đảm tốt nhất quyền lợi của bạn.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn có thể không phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty nếu chứng minh được lỗi hoàn toàn thuộc về phía bên mua hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?