Kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc Phòng gồm những nội dung cơ bản nào? Việc quyết định đàm phán thỏa thuận được quy định thế nào?
Kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc Phòng gồm những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế như sau:
Lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế
1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
2. Nội dung cơ bản của kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế như sau:
Lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế
1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
2. Nội dung cơ bản của kế hoạch gồm:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Nội dung, biện pháp thực hiện;
c) Thời gian, địa điểm;
d) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị;
đ) Kinh phí bảo đảm.
Theo đó, kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc Phòng gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Mục đích, yêu cầu.
+ Nội dung, biện pháp thực hiện.
+ Thời gian, địa điểm.
+ Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị.
+ Kinh phí bảo đảm.
Thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Việc quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc Phòng được quy định thế nào?
Theo Điều 26 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế như sau:
Quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu, giải trinh ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, hoàn chỉnh hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán và thành lập Đoàn đàm phán.
2. Hồ sơ trình gồm:
a) Tờ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
b) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
c) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng và bộ, ngành có liên quan, ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
d) Bản sao ý kiến tham gia của cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng, văn bản tham gia ý kiến góp ý của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan, văn bản kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
đ) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;
e) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Theo quy định trên, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu, giải trinh ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, hoàn chỉnh hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán và thành lập Đoàn đàm phán.
Trình tự đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc Phòng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 27 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về đàm phán thỏa thuận quốc tế như sau:
Đàm phán thỏa thuận quốc tế
Sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý cho đàm phán, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng thông báo cho bên ký kết nước ngoài và tổ chức đàm phán. Đoàn đàm phán thực hiện theo Phương án đàm phán được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, Đoàn đàm phán phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Bộ Quốc phòng tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.
2. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, Đoàn đàm phán phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị có liên quan chỉnh lý dự thảo báo cáo Bộ Quốc phòng tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.
3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, Đoàn đàm phán phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định phương án đàm phán tiếp theo hoặc dừng đàm phán.
Như vậy, sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý cho đàm phán, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng thông báo cho bên ký kết nước ngoài và tổ chức đàm phán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?