Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp nào?
- Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp nào?
- Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên thuộc về ai?
- Trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên được quy định ra sao?
Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 có quy định rằng:
Rà soát, điều chỉnh, lập mới kế hoạch
1. Hằng năm, cơ quan, đơn vị được giao lập kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên phải rà soát kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên; trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Luật này quyết định việc điều chỉnh, hoặc lập mới kế hoạch trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được điều chỉnh trong trường hợp có sự thay đổi nội dung nhưng chưa đến mức phải lập mới.
3. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi chỉ tiêu về quân nhân dự bị hoặc phương tiện kỹ thuật dự bị từ 30% trở lên;
b) Thay đổi địa phương giao hoặc đơn vị nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp sau đây:
(1) Thay đổi chỉ tiêu về quân nhân dự bị hoặc phương tiện kỹ thuật dự bị từ 30% trở lên;
(2) Thay đổi địa phương giao hoặc đơn vị nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp nào? (Hình từ internet)
Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 thì thẩm quyền thẩm định và phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:
(1) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
(2) Bộ Quốc phòng thẩm định; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
(3) Ban chỉ huy quân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thẩm định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyền.
(4) Cơ quan Bộ Quốc phòng thẩm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của quân khu, kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
(5) Cơ quan quân khu thẩm định; Tư lệnh Quân khu phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(6) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về kế hoạch và đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan thẩm định; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(7) Cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định; Thủ trưởng cấp trên trực tiếp, phê duyệt kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyền trong Quân đội nhân dân.
Trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 có quy định về trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên như sau:
(1) Quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:
- Kiểm tra sức khỏe
- Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
- Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao
- Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
(2) Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019
- Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo
- Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
- Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Đồng thời, tại Điều 3 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 cũng có quy định về nguyên tắc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(2) Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.
(3) Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
(4) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
(5) Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.
(6) Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.