Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí cần phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm nội dung nào?
- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí cần phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm nội dung nào?
- Những người đầu tiên đến công trình dầu khí có được hướng dẫn chi tiết về tổ chức ứng cứu khẩn cấp không?
- Tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí cần phải có trách nhiệm thiết lập vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí không?
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí cần phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí cần phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung chính sau:
- Mô tả và phân loại các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra;
- Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm của từng cá nhân, hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm;
- Quy trình ứng cứu các tình huống;
- Mô tả các nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu hiệu quả các tình huống khẩn cấp;
- Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền liên quan;
- Kế hoạch huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp;
- Kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình dầu khí bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình;
- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, địa phương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đối với các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các liên doanh dầu khí và các nhà thầu dầu khí);
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí có thể hợp tác để xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp chung.
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí cần phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm nội dung nào? (Hình từ Internet)
Những người đầu tiên đến công trình dầu khí có được hướng dẫn chi tiết về tổ chức ứng cứu khẩn cấp không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 43 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Ứng cứu khẩn cấp
1. Nhà thầu phải xây dựng và duy trì hệ thống ứng cứu sự cố khẩn cấp để tiến hành có hiệu quả các hoạt động ứng cứu khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản. Tùy theo mức độ của sự cố, tai nạn mà nhà thầu phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Việc luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống khẩn cấp tại các công trình dầu khí phải được tiến hành thường xuyên bảo đảm người lao động hiểu rõ và nắm vững các quy trình ứng cứu với các tình huống khẩn cấp cụ thể. Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro để xác định hình thức và tần suất luyện tập. Kết quả luyện tập, diễn tập phải được đánh giá và ghi chép để hoàn thiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
3. Những người lần đầu tiên đến công trình dầu khí phải được hướng dẫn chi tiết về tổ chức ứng cứu khẩn cấp, các trang thiết bị an toàn và các lối thoát nạn.
Theo đó, những người lần đầu tiên đến công trình dầu khí cần phải được hướng dẫn chi tiết về tổ chức ứng cứu khẩn cấp, các trang thiết bị an toàn và các lối thoát nạn.
Tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí cần phải có trách nhiệm thiết lập vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Yêu cầu về an toàn dầu khí
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thiết lập vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí.
2. Vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên biển bao gồm:
a) Vùng cấm xâm nhập đối với các công trình dầu khí trên biển, ngoại trừ các công trình ngầm, là vùng được xác định bằng bán kính 500 mét tính từ rìa ngoài cùng của các công trình về mọi phía bao gồm cả vị trí thả neo đối với các phương tiện nổi, công trình di động, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Vùng cấm thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển là vùng được xác định trong phạm vi 02 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí bao gồm cả các công trình ngầm dưới đáy biển; các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển, trừ trường hợp đặc biệt do nhà thầu chấp thuận hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên đất liền là vùng an toàn được xác định xung quanh các công trình, thiết bị phục vụ hoạt động dầu khí trên đất liền, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, xã hội của nơi tiến hành hoạt động dầu khí, vì mục đích bảo đảm an toàn cho con người và phương tiện trong quá trình triển khai hoạt động dầu khí.
4. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí sau đây:
a) Xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn, bao gồm chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an toàn bảo đảm kiểm soát các rủi ro trong toàn bộ hoạt động dầu khí;
...
Theo đó, tổ chức khi tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thiết lập vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng là gì? Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là giải thưởng nào?
- Định mức dự toán áp dụng, tham khảo để lập dự toán xây dựng có phải là căn cứ để xác định giá xây dựng công trình?
- Tải mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Có được khởi tố vụ án khi đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tổ chức kinh tế có được tích tụ đất nông nghiệp thông qua hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không?
- Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?