Kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu thuốc y tế thực hiện hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường như thế nào?
- Gói thầu thuốc y tế có thuộc đối tượng áp dụng chào hàng cạnh tranh không?
- Kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu thuốc y tế thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường như thế nào?
- Đối với gói thầu thuốc y tế bên mời thầu phải lập mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh thông thường theo mẫu hồ sơ nào?
Gói thầu thuốc y tế có thuộc đối tượng áp dụng chào hàng cạnh tranh không?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:
"Điều 22. Chào hàng cạnh tranh
1. Các gói thầu được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Giá trị của gói thầu không quá 05 tỷ đồng;
b) Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành hoặc những thuốc thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật, chất lượng thuốc đã được tiêu chuẩn hóa và tương đương về chất lượng;
c) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được người có thẩm quyền phê duyệt;
d) Trường hợp mua từ nguồn ngân sách nhà nước thì phải có dự toán mua thuốc được phê duyệt. Trường hợp mua thuốc từ nguồn thu khác thì cơ sở y tế phải bảo đảm nguồn vốn để thanh toán theo tiến độ thực hiện gói thầu."
Theo quy định trên thì gói thầu thuốc y tế thuộc đối tượng áp dụng chào hàng cạnh tranh khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: giá trị gói thầu không quá 05 tỷ đồng; thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành hoặc những thuốc thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật, chất lượng thuốc đã được tiêu chuẩn hóa và tương đương về chất lượng; có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được người có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp mua từ nguồn ngân sách nhà nước thì phải có dự toán mua thuốc được phê duyệt. Trường hợp mua thuốc từ nguồn thu khác thì cơ sở y tế phải bảo đảm nguồn vốn để thanh toán theo tiến độ thực hiện gói thầu.
Kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu thuốc y tế thực hiện hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường như thế nào?
Kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu thuốc y tế thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:
"Điều 22. Chào hàng cạnh tranh
...
2. Quy trình chào hàng cạnh tranh thực hiện theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP."
Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường như sau:
"Điều 58. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường
...
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;
b) Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
c) Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;
d) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
..."
Từ quy định trên thì bên mời thầu sẽ thực hiện thông báo mới chào hàng theo quy định. Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu.
Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu
Đối với gói thầu thuốc y tế bên mời thầu phải lập mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh thông thường theo mẫu hồ sơ nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định về hồ sơ chào hàng cạnh tranh như sau:
Điều 3. Áp dụng hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh và các Mẫu hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá, dự thảo hợp đồng
...
3. ...
Khi lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu đối với chào hàng cạnh tranh hoặc bản yêu cầu báo giá, tổ chức, cá nhân phải áp dụng tương ứng Mẫu số 03, Mẫu số 04 hoặc Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và căn cứ vào quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể để đưa ra các yêu cầu phù hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
...."
Theo đó, đối với gói thầu thuốc y tế thì bên mời thầu cần lập mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh theo Mẫu số 05 về bảng yêu cầu báo giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?