Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư phải được gửi đến đối tượng nào trước khi thực hiện?
Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư phải được gửi đến đối tượng nào trước khi thực hiện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 59/2023/NĐ-CP về công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị định kỳ như sau:
Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị định kỳ
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố xây dựng Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư.
2. Nội dung Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư gồm: Thời gian, địa điểm, nội dung hội nghị và tổ chức thực hiện.
3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn trực tiếp hoặc phân công thành viên chuẩn bị báo cáo trình bày tại Hội nghị.
4. Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn để báo cáo, thống nhất trước khi thực hiện.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư phải được gửi đến các đối tượng sau đây để báo cáo, thống nhất trước khi thực hiện:
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
- Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
Trong đó, nội dung Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư gồm: Thời gian, địa điểm, nội dung hội nghị và tổ chức thực hiện.
Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư phải được gửi đến đối tượng nào trước khi thực hiện? (Hình từ Internet)
Thành phần tham dự Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư gồm những ai?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Nghị định 59/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự tổ chức hội nghị định kỳ
1. Triệu tập hội nghị định kỳ của thôn, tổ dân phố
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thông báo triệu tập hội nghị định kỳ của thôn, tổ dân phố.
Thông báo triệu tập nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung tổ chức hội nghị định kỳ của thôn, tổ dân phố; thành phần triệu tập tham dự hội nghị.
b) Thành phần tham dự hội nghị định kỳ là đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quyết định việc mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự hội nghị.
c) Thông báo triệu tập phải được gửi trực tiếp tới hộ gia đình chậm nhất 05 ngày trước ngày tổ chức hội nghị bằng văn bản hoặc qua hệ thống truyền thanh của thôn, tổ dân phố, qua ứng dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật do thôn, tổ dân phố thống nhất thiết lập. Trường hợp cần thiết, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thông báo trực tiếp tới hộ gia đình.
...
Theo đó, thành phần tham dự Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư là đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quyết định việc mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự hội nghị.
Lưu ý:
- Thông báo triệu tập phải được gửi trực tiếp tới hộ gia đình chậm nhất 05 ngày trước ngày tổ chức hội nghị bằng văn bản hoặc qua hệ thống truyền thanh của thôn, tổ dân phố, qua ứng dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật do thôn, tổ dân phố thống nhất thiết lập.
- Trường hợp cần thiết, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thông báo trực tiếp tới hộ gia đình.
Hình thức kiểm tra giám sát của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
Hình thức kiểm tra giám sát của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định tại Điều 31 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cụ thể như sau:
(1) Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:
- Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư;
- Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người dân ở cộng đồng dân cư;
- Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định;
- Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.
(2) Công dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?