Kế hoạch quản lý di sản thế giới là gì? Tầm nhìn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm?
Kế hoạch quản lý di sản thế giới là gì?
Kế hoạch quản lý di sản thế giới được giải thích tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 109/2017/NĐ-CP thì kế hoạch quản lý di sản thế giới là văn bản tổng hợp các biện pháp bảo tồn giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới, bao gồm cả việc phân công trách nhiệm cụ thể đến mọi đối tượng liên quan tới việc thực hiện các biện pháp bảo tồn đó.
Kế hoạch quản lý di sản thế giới là gì? Tầm nhìn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Tầm nhìn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm?
Tầm nhìn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc lập, thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới
1. Nguyên tắc lập kế hoạch quản lý di sản thế giới:
a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát triển văn hóa, chiến lược bảo vệ và phát triển rừng và chiến lược khác có liên quan;
b) Phù hợp với hồ sơ di sản thế giới đã được đệ trình và lưu giữ tại UNESCO và quy hoạch tổng thể di sản thế giới;
c) Bảo đảm việc gắn kết, lồng ghép giữa bảo vệ di sản thế giới với bảo vệ môi trường và các yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ di sản thế giới với phát triển bền vững;
d) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập kế hoạch quản lý;
đ) Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
e) Phù hợp với nguồn lực thực hiện và bảo đảm tính khả thi.
2. Thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là 05 năm, tầm nhìn 20 năm.
Như vậy, theo quy định trên thì tầm nhìn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là 20 năm.
Mô tả di sản thế giới trong kế hoạch quản lý di sản thế giới gồm các nội dung nào?
Mô tả di sản thế giới trong kế hoạch quản lý di sản thế giới gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý di sản thế giới
1. Mô tả di sản thế giới
a) Điểm di tích, cụm di tích, cảnh quan thiên nhiên, địa chất, đa dạng sinh học và những yếu tố gốc cấu thành giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới;
b) Hiện trạng khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;
c) Cộng đồng sinh sống trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;
d) Giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của di sản thế giới;
đ) Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được Ủy ban Di sản thế giới công nhận.
2. Thực trạng bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
3. Mục tiêu của kế hoạch quản lý di sản thế giới.
4. Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới; cơ chế, chính sách áp dụng đối với việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
5. Giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của di sản thế giới: Chỉ số cần giám sát; chu kỳ và thời gian giám sát; tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát; những biện pháp bảo vệ cần thực hiện để ngăn chặn các nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới di sản thế giới.
6. Xác định nguy cơ tác động tới di sản thế giới và đời sống cộng đồng để đề xuất xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.
7. Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan tới việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
8. Phương án kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới.
9. Đề xuất nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di sản thế giới và nguồn kinh phí thực hiện.
10. Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để đánh giá lại, xem xét điều chỉnh (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với thực tiễn bảo vệ và quản lý di sản thế giới của từng thời điểm.
Như vậy, theo quy định trên thì mô tả di sản thế giới trong kế hoạch quản lý di sản thế giới gồm các nội dung sau:
- Điểm di tích, cụm di tích, cảnh quan thiên nhiên, địa chất, đa dạng sinh học và những yếu tố gốc cấu thành giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới;
- Hiện trạng khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;
- Cộng đồng sinh sống trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;
- Giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của di sản thế giới;
- Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được Ủy ban Di sản thế giới công nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Internet, số hiệu mạng bị xử lý thu hồi trong các trường hợp nào từ ngày 25/12/2024?
- Trách nhiệm bảo đảm để công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát chuẩn Quyết định 356/QĐ-VKSTC?
- Các thông tin công bố định kỳ và thông tin công bố bất thường mà doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện công khai?
- Nâng lương trước thời hạn mới nhất 2025 do lập thành tích? Điều kiện được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích là gì?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại biểu dự đại hội gồm những người nào?