Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính được ban hành nhằm mục đích gì?
- Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính được ban hành nhằm mục đích gì?
- Nội dung công tác kiểm tra văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước của kế hoạch bao gồm những gì?
- Đoàn kiểm tra trực tiếp thực hiện lựa chọn hồ sơ để kiểm tra theo hình thức gì?
- Yêu cầu khi thực hiện kiểm tra công tác văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước là gì?
Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính được ban hành nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước năm 2024 của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 979/QĐ-BTC năm 2024, kế hoạch kiểm tra công tác văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính được ban hành nhằm mục đích:
- Thông qua hoạt động kiểm tra nhằm thu thập thông tin, đánh giá tình hình tổ chức, triển khai thực hiện và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị để kịp thời hướng dẫn, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý; chỉ đạo khắc phục những hạn chế, bất cập tại các cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
- Thông qua công tác kiểm tra để phổ biến, tuyên truyền thực hiện tốt, đầy đủ các quy định của pháp luật cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra để đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục, thực hiện đúng quy định hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).
Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính được ban hành nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Nội dung công tác kiểm tra văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước của kế hoạch bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước năm 2024 của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 979/QĐ-BTC năm 2024, nội dung công tác kiểm tra bao gồm:
(1) Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính; công tác cải cách thủ tục hành chính.
(2) Việc triển khai thực hiện quy định về: kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; công khai thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính; Bộ phận Một cửa và tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa, và nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; tuyên truyền phổ biến quy định về thủ tục hành chính.
(3) Việc chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác văn thư, công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
(4) Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác lưu trữ: bố trí nhân sự làm công tác lưu trữ; giao nộp tài liệu vào lưu trữ tại cơ quan, đơn vị; chỉnh lý tài liệu lưu trữ, giao nộp vào lưu trữ lịch sử; tiêu hủy tài liệu mật tại kho lưu trữ; công tác bảo quản, số hóa tài liệu (nếu có); bảo quản tài liệu mật tại kho lưu trữ...
(5) Việc thực hiện Chỉ thị 03/CT-BTC năm 2017 về tăng cường công tác lưu trữ ngành tài chính.
Lưu ý: Nội dung kiểm tra ở khoản (2) không thực hiện kiểm tra tại các Vụ, Cục thuộc Bộ.
Đoàn kiểm tra trực tiếp thực hiện lựa chọn hồ sơ để kiểm tra theo hình thức gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước năm 2024 của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 979/QĐ-BTC năm 2024 như sau:
Nội dung và cách thức kiểm tra
...
2. Cách thức kiểm tra
- Căn cứ nội dung kiểm tra nêu tại điểm 1 Mục II, các đơn vị thuộc đối tượng được kiểm tra nêu tại Mục III tổ chức lập Báo cáo tự kiểm tra gửi về Bộ Tài chính (qua Văn phòng Bộ);
Trên cơ sở Báo cáo tự kiểm tra của các đơn vị thuộc đối tượng được kiểm tra, Bộ Tài chính (Văn phòng Bộ) sẽ rà soát thông tin, số liệu để xác định nội dung, đối tượng cụ thể và chủ trì tổ chức, thực hiện Đoàn kiểm tra trực tiếp.
- Đoàn kiểm tra trực tiếp tại đơn vị theo phương pháp ngẫu nhiên, lựa chọn xác suất đối với một số hồ sơ giải quyết công việc cụ thể.
Theo đó, khi Đoàn kiểm tra trực tiếp tại đơn vị thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên, lựa chọn xác suất đối với một số hồ sơ giải quyết công việc cụ thể.
Yêu cầu khi thực hiện kiểm tra công tác văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước năm 2024 của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 979/QĐ-BTC năm 2024 thì công tác kiểm tra phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Việc kiểm tra phải bảo đảm khách quan, đầy đủ và đúng với quy định của pháp luật.
- Hoạt động kiểm tra phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan, không trùng lặp, chồng chéo về nội dung, thời gian, thời kỳ với các hoạt động kiểm tra khác thuộc phạm vi, quyền hạn của các cơ quan đã được pháp luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?