Kế hoạch chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư được xây dựng như thế nào? Chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư phải được đảm bảo hiệu quả như thế nào?
- Kế hoạch chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư được xây dựng như thế nào?
- Mẫu kế hoạch chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư mới nhất?
- Nội dung đánh giá chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư được quy định như thế nào?
- Lực lượng Kiểm ngư sẽ tiến hành tuần tra như thế nào?
Kế hoạch chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư được xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Xây dựng, ban hành kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
Kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát được xây dựng dựa trên một trong những căn cứ sau:
a) Kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đề nghị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Theo chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
2. Thẩm quyền ban hành kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
a) Cục trưởng Cục Kiểm ngư ban hành kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cục Kiểm ngư;
b) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng ban hành kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Chi cục Kiểm ngư Vùng;
c) Người đứng đầu cơ quan Kiểm ngư hoặc người đứng đầu cơ quan quản lý thủy sản địa phương ban hành kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của địa phương.
3. Kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, kế hoạch chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư được xây dựng dựa trên một trong những căn cứ sau:
(1) Kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(2) Đề nghị của cơ quan có thẩm quyền;
(3) Theo chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
Chuyến tuần tra (Hình từ Internet)
Mẫu kế hoạch chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư mới nhất?
Căn cứ theo Phụ lục I Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Mẫu kế hoạch chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư mới nhất chi tiết xem thêm: Tại đây.
Nội dung đánh giá chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Bảo đảm an toàn, hiệu quả chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Trước khi xuất phát đi tuần tra, Trưởng đoàn tuần tra có trách nhiệm họp đoàn để rà soát, đánh giá công tác bảo đảm an toàn, hiệu quả chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
2. Nội dung rà soát, đánh giá:
a) Rà soát phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên đoàn tuần tra và dự kiến thành viên tổ kiểm tra;
b) Đánh giá điều kiện thời tiết và các dấu hiệu khác để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tuần tra;
c) Phân loại đối tượng, tàu cá hoạt động trên ngư trường, vùng biển được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;
d) Kiểm tra công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
3. Việc rà soát, đánh giá công tác bảo đảm an toàn hiệu quả chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát được lập thành văn bản và lưu hồ sơ chuyến tuần tra.
Như vậy, nội dung đánh giá chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư được quy định như sau:
(1) Rà soát phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên đoàn tuần tra và dự kiến thành viên tổ kiểm tra;
(2) Đánh giá điều kiện thời tiết và các dấu hiệu khác để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tuần tra;
(3) Phân loại đối tượng, tàu cá hoạt động trên ngư trường, vùng biển được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;
(4) Kiểm tra công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
Lực lượng Kiểm ngư sẽ tiến hành tuần tra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Tiến hành tuần tra
1. Đoàn tuần tra triển khai hành trình theo kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đã được ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này; tổ chức thực hiện quan sát nhận định đánh giá tình hình tuân thủ quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người, phương tiện hoạt động trên biển.
2. Trường hợp phải thay đổi hành trình theo kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đã được ban hành, Trưởng đoàn tuần tra phải báo cáo người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này thông qua hệ thống thông tin liên lạc trên tàu để xem xét, quyết định.
3. Trường hợp bất khả kháng, Trưởng đoàn tuần tra phải tổ chức họp đoàn để xem xét, quyết định việc thay đổi hành trình.
4. Các trường hợp thay đổi hành trình chuyến tuần tra phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
Như vậy, lực lượng Kiểm ngư sẽ tiến hành tuần tra như sau:
(1) Đoàn tuần tra triển khai hành trình theo kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đã được ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này; tổ chức thực hiện quan sát nhận định đánh giá tình hình tuân thủ quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người, phương tiện hoạt động trên biển.
(2) Trường hợp phải thay đổi hành trình theo kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đã được ban hành, Trưởng đoàn tuần tra phải báo cáo người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này thông qua hệ thống thông tin liên lạc trên tàu để xem xét, quyết định.
(3) Trường hợp bất khả kháng, Trưởng đoàn tuần tra phải tổ chức họp đoàn để xem xét, quyết định việc thay đổi hành trình.
(4) Các trường hợp thay đổi hành trình chuyến tuần tra phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?