Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại vốn vay ODA được xây dựng thế nào?
Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại vốn vay ODA được xây dựng thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 97/2018/NĐ-CP có quy định:
Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm
1. Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:
Trước ngày 20/7 hằng năm, để xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm, Bên vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo về:
a) Đánh giá tình hình thực hiện, trị giá giải ngân, trả nợ cho vay lại của năm và lũy kế từ khi thực hiện khoản vay đến năm trước năm kế hoạch; trị giá chưa thực hiện; chi tiết theo từng dự án, từng năm;
b) Dự kiến trị giá sẽ thực hiện trong năm kế hoạch của các khoản cho vay lại đã ký kết, các khoản sẽ ký kết mới.
2. Xây dựng kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý nợ của chính quyền địa phương;
b) Nội dung kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần tổng hợp theo từng khoản vay, trả nợ cho vay lại, đảm bảo khả năng trả nợ của chính quyền địa phương.
3. Căn cứ hạn mức cho vay lại 05 năm, nhu cầu đăng ký kế hoạch của các bên vay lại, chủ dự án; chỉ tiêu an toàn nợ công, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch cho vay lại hàng năm chi tiết theo từng nguồn vay, trình Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức cho vay lại hằng năm và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm.
4. Trường hợp giải ngân vượt kế hoạch cho vay lại hằng năm, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đảm bảo nguyên tắc:
a) Đối với cho đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại, theo tiến độ thực hiện dự án;
b) Đối với vốn cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc giải ngân không vượt quá mức vay hằng năm được Quốc hội quyết định.
Như vậy đối với trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại vốn cay ODA thì kế hoạch cho vay lại hằng năm được xây dựng như sau:
- Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý nợ của chính quyền địa phương;
- Nội dung kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần tổng hợp theo từng khoản vay, trả nợ cho vay lại, đảm bảo khả năng trả nợ của chính quyền địa phương.
Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại vốn vay ODA được xây dựng thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại vốn vay ODA là khi nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 97/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại
1. Đối với bên vay lại là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại bằng thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.
2. Đối với bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:
a) Thời hạn trả nợ bằng thời gian hoàn vốn trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;
b) Thời gian ân hạn bằng thời kỳ xây dựng cho đến khi dự án được đưa vào hoạt động nêu trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;
c) Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại được tính từ khi bắt đầu thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài.
3. Trong trường hợp có chênh lệch về thời hạn và thời gian ân hạn giữa khoản vay nước ngoài và khoản cho vay lại, nguồn thu hồi nợ cho vay lại chưa trả nợ nước ngoài được đưa vào Quỹ Tích lũy trả nợ.
Theo đó, đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại vốn vay ODA thì thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại bằng thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.
Đồng tiền nào được sử dụng trong việc cho vay lại vốn vay ODA?
Về đồng tiền được sử dụng để cho vạy lại vốn vay ODA thì tại Điều 6 Nghị định 97/2018/NĐ-CP có quy định:
- Đồng tiền cho vay lại là đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài.
- Đồng tiền thu nợ cho vay lại là đồng tiền cho vay lại. Trường hợp bên vay lại trả nợ bằng Đồng Việt Nam, cơ quan cho vay lại áp dụng tỷ giá bán đồng tiền cho vay lại tại thời điểm trả nợ do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố để thu nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?