Kế hoạch biên chế công chức cấp trung ương hàng năm bao gồm những nội dung gì? Biên chế công chức cấp trung ương được điều chỉnh khi nào?
Kế hoạch biên chế công chức cấp trung ương hàng năm bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 62/2020/NĐ-CP thì kế hoạch biên chế công chức nói chung cũng như công chức cấp trung ương nói riêng sẽ bao gồm những nội dung sau đây:
Nội dung kế hoạch biên chế công chức hằng năm
1. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm.
2. Báo cáo đánh giá việc giao và sử dụng biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch tại thời điểm lập kế hoạch.
3. Xác định biên chế công chức của năm kế hoạch; kèm theo việc thống kê, tổng hợp số liệu biên chế công chức của năm kế hoạch theo Phụ lục IA hoặc Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Giải pháp thực hiện kế hoạch biên chế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí để thực hiện.
5. Kiến nghị, đề xuất.
Biên chế công chức cấp trung ương (Hình từ Internet)
Thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức cấp trung ương hàng năm là khi nào?
Tại Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm như sau:
Hồ sơ, thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm
1. Hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hằng năm, gồm:
a) Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức hằng năm;
b) Kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch.
2. Thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm
a) Chậm nhất là ngày 15 tháng 6 hằng năm, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức quy định tại khoản 1 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định.
b) Chậm nhất là ngày 20 tháng 7 hằng năm, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức của các bộ, ngành, địa phương.
c) Trường hợp các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biên chế công chức của bộ, ngành, địa phương đó với tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.
Theo đó, thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức cấp trung ương hàng năm chậm nhất là vào ngày ngày 15 tháng 6 hằng năm.
Nếu các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định nêu trên thì Bộ Nội vụ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biên chế công chức của bộ, ngành, địa phương đó với tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.
Biên chế công chức cấp trung ương được điều chỉnh khi nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về việc điều chỉnh biên chế công chức như sau:
Điều chỉnh biên chế công chức
1. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức
a) Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;
b) Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để quyết định. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hằng năm.
Như vậy, việc điều chỉnh biên chế công chức cấp trung ương cũng như công chức nói chung trong cơ quan, tổ chức sẽ được xem xét khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ sau:
- Thay đổi vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
- Thay đổi mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
- Thay đổi thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
- Thay đổi quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
(2) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng xuất khẩu chưa thông quan có được lập hóa đơn? Xuất khẩu hàng hóa sử dụng loại hóa đơn nào?
- Lịch đi học lại sau Tết Âm lịch 2025 của học sinh? Lịch đi học lại sau Tết Âm lịch 2025 của học sinh cả nước ra sao?
- Quy định về việc thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
- Tải toàn bộ biểu mẫu, sổ sách dành cho cơ sở đào tạo lái xe ô tô 2025? Quy định về hồ sơ của người học lái xe?
- Tóm tắt quá trình công tác của Đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu đảng? Tải mẫu tóm tắt quá trình công tác?