Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm có bao gồm hoạt động quan trắc công trình hải quan không?
Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm có bao gồm hoạt động quan trắc công trình hải quan không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT có quy định về nội dung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm như sau:
Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý
...
2. Nội dung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải bao gồm các thông tin cơ bản sau: tên công trình và hạng mục công trình (công việc); đơn vị, khối lượng, dự kiến kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện; mức độ ưu tiên. Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải theo Mẫu số 1A và Mẫu số 1B Phụ lục I Thông tư này.
3. Các nội dung trong kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm, gồm:
a) Công tác bảo dưỡng công trình hàng hải;
b) Công tác sửa chữa định kỳ công trình hàng hải: nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, vùng nước, khu nước; sửa chữa đê, kè chỉnh trị; sửa chữa cầu cảng, bến cảng; các công trình hàng hải khác;
c) Sửa chữa đột xuất công trình hàng hải;
d) Công tác khác, bao gồm: lập, điều chỉnh quy trình và định mức quản lý, khai thác, bảo trì đối với công trình được đầu tư bằng ngân sách nhà nước đã đưa vào khai thác, sử dụng; kiểm định; quan trắc; đánh giá an toàn; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý, bảo trì công trình hàng hải.
...
Như vậy, quan trắc công trình hải quan là một hoạt động có trong kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm.
Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm có bao gồm hoạt động quan trắc công trình hải quan không? (hình từ internet)
Những công trình nào bắt buộc phải thực hiện quan trắc công trình hàng hải?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về các công trình phải thực hiện quan trắc công trình hàng hải như sau:
Quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Công trình hàng hải phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại Phụ lục II Thông tư 19/2022/TT-BGTVT như sau:
Loại công trình | Cấp công trình |
Công trình bến cảng biển | |
Bến cảng hàng hóa, công vụ | Cấp I trở lên |
Bến cảng hành khách | Không phân biệt cấp công trình |
Công trình sửa chữa tàu biển: cầu trang trí, âu tàu biển, ụ tàu biển và các công trình nâng hạ tàu biển khác (triền, đà, sàn nâng...) | Cấp I trở lên |
Công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ | Cấp I trở lên |
Như vậy, những công trình hải quan sau đây bắt buộc phải thực hiện quan trắc công trinhg hải quan:
(1) Công trình bến cảng biển;
(2) Bến cảng hàng hóa, công vụ: Cấp I trở lên
(3) Bến cảng hành khách: Không phân biệt cấp công trình
(4) Công trình sửa chữa tàu biển: cầu trang trí, âu tàu biển, ụ tàu biển và các công trình nâng hạ tàu biển khác (triền, đà, sàn nâng...): câp I trở lên;
(5) Công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ: Cấp I trở lên
Quan trắc công trình hải quan trong quy trình bảo trì công trình hàng hải bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về nội dung quan trắc công trình hàng hải, cụ thể như sau:
Quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng
...
2. Việc quan trắc đối với các công trình qquan trắc công trình
uy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại khoản 1 Điều này được quy định trong quy trình bảo trì công trình hàng hải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Đối tượng quan trắc: các kết cấu chịu lực chính của công trình;
b) Thông số quan trắc như biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng, ... và giá trị giới hạn của các thông số này; thời gian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
3. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng:
a) Nhà thầu quan trắc lập đề cương quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chấp thuận;
b) Nhà thầu quan trắc thực hiện quan trắc theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Các số liệu quan trắc phải được phân tích, đánh giá; kết quả quan trắc phải được so sánh với giá trị giới hạn thiết kế cho phép và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan;
c) Trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức kiểm định, đánh giá nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.
Như vậy, quan trắc công trình hải quan trong quy trình bảo trì công trình hàng hải bao gồm những nội dung sau đây:
- Đối tượng quan trắc: các kết cấu chịu lực chính của công trình;
- Thông số quan trắc như biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng, ... và giá trị giới hạn của các thông số này; thời gian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?