Huyện có 2 trung tâm giáo dục công lập thì có được sáp nhập thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên không?
- Huyện có 2 trung tâm giáo dục công lập thì có được sáp nhập thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên không?
- Sau sáp nhập thì trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có được đặt tên tự do hay không?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đối với trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện hay không?
Huyện có 2 trung tâm giáo dục công lập thì có được sáp nhập thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên không?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BNV quy định các trường hợp sáp nhập trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên như sau:
"Điều 5. Các trường hợp tổ chức sáp nhập
1. Trường hợp cấp huyện có ba trung tâm công lập thì sáp nhập thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có đủ ba chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
2. Trường hợp cấp huyện có hai trung tâm công lập thì sáp nhập thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và bổ sung chức năng còn thiếu để có đủ chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
3. Trường hợp cấp huyện chỉ có một trung tâm công lập thì đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để thực hiện chức năng theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao bổ sung thêm các chức năng còn thiếu cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sau khi được sáp nhập."
Theo đó đổi với huyện chỉ có 2 trung tâm công lập thì vẫn được sáp nhập thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, tuy nhiên sẽ được bổ sung chức năng còn thiếu để có đủ chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
Huyện có 2 trung tâm giáo dục công lập thì có được sáp nhập thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên không? (Hình từ Internet)
Sau sáp nhập thì trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có được đặt tên tự do hay không?
Tại Điều 6 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BNV quy định về đặt tên cho trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên như sau:
"Điều 6. Tên gọi của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
1. Việc đặt tên các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được quy định như sau: “Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên + tên đơn vị hành chính cấp huyện”.
2. Tên của trung tâm được ghi trong quyết định thành lập trung tâm, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch."
Theo đó tên của các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sẽ không được đặt tự do mà phải đặt theo cấu trúc: “Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên + tên đơn vị hành chính cấp huyện”
Ví dụ một trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được sáp nhập tại quận Bình Thạnh thì sẽ có tên là "Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Bình Thạnh"
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đối với trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện hay không?
Tại Điều 18 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BNV quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
"Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện sáp nhập các trung tâm công lập cấp huyện; đảm bảo cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững và phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương, nguồn ngân sách địa phương và các chương trình, dự án (nếu có) phân bổ cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để thực hiện chương trình giáo dục nghề nghiệp, chương trình giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp.
3. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện về thực hiện sáp nhập các trung tâm công lập cấp huyện; duy trì tổ chức tốt các hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên ở các địa phương trong tỉnh."
Bên cạnh đó các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấc tỉnh cũng có trách nhiệm được quy định tại Điều 19 Thông tư liên tịch này như sau:
"Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trương triển khai sáp nhập các trung tâm công lập cấp huyện.
2. Triển khai thực hiện quyết định sáp nhập các trung tâm công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai hoạt động sau khi có quyết định thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về đào tạo nghề nghiệp đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?