Hướng dẫn về chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại năm 2022?
Đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ điểm e khoản 19 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, về đối tượng không chịu thuế GTGT:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
19. Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:
...
e) Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính về khoản viện trợ này.
Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư này.
...
Như vậy, căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế được thực hiện theo quy định trên.
Hướng dẫn về chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại năm 2022?
Quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, về đối tượng hoàn thuế:
...Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.
b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.
...Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.
Hướng dẫn chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại?
Theo hướng dẫn tại Công văn 38604/CTHN-TTHT Hà Nội năm 2022 về chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, như sau:
- Trường hợp dự án thực hiện tại Việt Nam là dự án viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thì hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm c khoản 19 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp tổ chức quốc tế mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính).
- Trường hợp dự án thực hiện tại Việt Nam là dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại thì chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại Số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính).
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ do Văn phòng dự án mua tại Việt Nam để phục vụ hoạt động của Văn phòng, không dùng để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, không dùng để sử dụng cho chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thì thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó không thuộc trường hợp hoàn thuế GTGT quy định tại khoản 6 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính).
Như vậy, trên đây hướng dẫn về chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại mà bạn có thể tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?