Hướng dẫn thủ tục khai thuế GTGT đối với phương pháp trực tiếp trên doanh thu mới nhất 2023 ra sao?
Hướng dẫn thủ tục khai thuế GTGT đối với phương pháp trực tiếp trên doanh thu mới nhất 2023?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1462/QĐ-BTC năm 2022 hướng dẫn thủ tục khai thuế GTGT đối với phương pháp trực tiếp trên doanh thu gồm các bước sau:
Bước 1. Người nộp thuế áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu theo quy định của pháp luật về thuế GTGT (bao gồm cả trường hợp khai riêng thuế GTGT đối với khoản thu hộ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao) lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế (đối với trường hợp khai và nộp thuế GTGT theo tháng); chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế (đối với trường hợp khai và nộp thuế GTGT theo quý); chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế (đối với trường hợp khai và nộp thuế GTGT theo lần phát sinh).
Trường hợp người nộp thuế gửi hồ sơ qua giao dịch điện tử: Người nộp thuế (NNT) truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh theo quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (sau đây gọi là Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)/Cổng thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) để khai hồ sơ khai thuế và các phụ lục đính kèm theo quy định dưới dạng điện tử (nếu có), ký điện tử và gửi đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn.
Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:
- Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc được gửi qua đường bưu chính: cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế:
+ Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận việc NNT đã nộp hồ sơ hoặc thông báo lý do không tiếp nhận hồ sơ cho NNT qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ khai thuế điện tử của người nộp thuế.
+ Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ khai thuế của NNT theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành:
Cơ quan thuế gửi thông báo chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà NNT lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên thông báo tiếp nhận nộp hồ sơ khai thuế điện tử.
Hướng dẫn thủ tục khai thuế GTGT đối với phương pháp trực tiếp trên doanh thu mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thực hiện thủ tục khai thuế GTGT đối với phương pháp trực tiếp trên doanh thu gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1462/QĐ-BTC năm 2022, Danh mục hồ sơ khai thuế tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, hồ sơ thực hiện thủ tục khai thuế GTGT đối với phương pháp trực tiếp trên doanh thu gồm:
- Tờ khai thuế GTGT (áp dụng đối với người nộp thuế tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu) mẫu số 04/GTGT.
Tải Mẫu số 04/GTGT tại đây: tải
Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu được tính theo công thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu được xác định theo công thức sau:
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó:
- Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.
Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?