Hướng dẫn thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát mới nhất năm 2023?
- Khi nào được thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát?
- Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát gồm những gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát ra sao?
- Cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát như thế nào?
Khi nào được thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát?
Căn cứ Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo khoản 5.2 tiểu mục 5 Mục III Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp (BNN) do bệnh tật tái phát được thực hiện trong 02 trường hợp sau:
- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bị BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, khi bệnh tật tái phát đã điều trị ổn định.
- NLĐ bị BNN mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng bệnh tật.
Hướng dẫn thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát mới nhất năm 2023?
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát gồm những gì?
Căn cứ khoản 5.2 tiểu mục 5 Mục III Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, khi thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát, người lao động chuẩn bị hồ sơ sau:
- Bản chính Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong hệ thống hoặc chưa được cấp mã BHXH) đối với trường hợp bị BNN đã được giám định y khoa nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp).
- Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động. (Đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp BNN)
- Trường hợp đang hưởng trợ cấp BNN trước ngày 01/01/2007 đã được trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nay đề nghị trang cấp tiếp:
+ Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp;
+ Vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có).
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
- Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa.
- Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa (Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa).
Trình tự thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát ra sao?
Trình tự thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát tại khoản 5.2 tiểu mục 5 Mục III Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 được tiến hành như sau:
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
NLĐ lập hồ sơ theo quy định và nộp cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả trợ cấp (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng). Trường hợp đã hưởng trợ cấp BNN một lần thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú.
Bước 2.
Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả
NLĐ nhận kết quả giải quyết của cơ quan BHXH
Thời hạn giải quyết:
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Kết quả:
- Quyết định về việc hưởng trợ cấp BNN hàng tháng hoặc một lần do bệnh tật tái phát và Quyết định về việc cấp tiền mua PTTGSH, dụng cụ chỉnh hình (nếu có);
- Bản quá trình đóng BHXH;
- Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng;
- Tiền trợ cấp.
Cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát như thế nào?
Căn cứ khoản 5.2 tiểu mục 5 Mục III Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát được xác định như sau:
Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
- Qua giao dịch điện tử:
Cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức IVAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I- VAN), trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính.
- Qua Bưu chính.
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận
- Hồ sơ giấy tờ liên quan theo hình thức đã đăng ký (trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua bưu chính hoặc qua giao dịch điện tử)
- Tiền trợ cấp: Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua bưu chính hoặc thông qua tài khoản cá nhân.
Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại Dịch vụ công “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?