Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm từ 11/9/2022?
- Trình tự, cách thức thực hiện đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm?
- Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm bao gồm những gì?
- Mức phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm là bao nhiêu?
Trình tự, cách thức thực hiện đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 3117/QĐ-BNN-TY năm 2022 quy định về trình tự, cách thức thực hiện đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm như sau:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản, chủ hàng có nhu cầu kiểm dịch gửi 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Thú y vùng hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa hợp lệ thì đề nghị chủ hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau :
- Kiểm tra số lượng, chủng loại, bao gói động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
- Kiểm tra lâm sàng đối với động vật thủy sản; kiểm tra cảm quan, điều kiện bảo quản, thực trạng hàng hóa đối với sản phẩm động vật thủy sản;
- Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có), trừ các chỉ tiêu bệnh đã được công nhận an toàn dịch đối với cơ sở nuôi nơi xuất xứ của động vật thủy sản;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.
Chủ hàng chịu trách nhiệm về việc kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, không phải nộp cho cơ quan hải quan Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng xuất khẩu để thông quan hàng hóa.
Cách thức thực hiện:
hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc trực tiếp.
Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm từ 11/9/2022? (Hình từ internet)
Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 3117/QĐ-BNN-TY năm 2022 quy định về thành phần, số lượng hồ sơ khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm như sau:
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu 03 TS Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT;
- Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);
- Bản chụp Giấy phép xuất khẩu thủy sản do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp (đối với các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Mức phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 3117/QĐ-BNN-TY năm 2022 quy định về mức phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm như sau:
Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm
…
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y vùng hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu theo mẫu số 08 TS ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.
h) Phí, lệ phí:
- Phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (bao gồm cả thủy sản: Chi tiết theo Mục III Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.
- Chi phí khác: Biểu khung giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài, chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu 03 TS Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
- Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
- Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.
Như vậy, Quyết định 3117/QĐ-BNN-TY năm 2022 đã quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm như bên trên.
Quyết định 3117/QĐ-BNN-TY năm 2022 có hiệu lực từ 11/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?
- Luật Xây dựng mới nhất hiện nay quy định những gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
- Cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là gì? Trong hoạt động thương mại, những nguyên tắc cơ bản gồm những nguyên tắc nào?