Hướng dẫn nội dung điều lệ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất 2024?
- Hướng dẫn nội dung điều lệ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất 2024?
- Ai là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất?
- Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt phải xử lý như thế nào?
- Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Hướng dẫn nội dung điều lệ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất 2024?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hướng dẫn điều lệ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
- Nội dung hoạt động;
- Thời hạn hoạt động;
- Vốn điều lệ, phương thức góp vốn, tăng, giảm vốn điều lệ;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Thể thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; quyền, nghĩa vụ của cổ đông đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần;
- Người đại diện theo pháp luật;
- Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
- Thể thức thông qua quyết định của tổ chức tín dụng; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ, phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;
- Các trường hợp, thủ tục giải thể;
- Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Hướng dẫn nội dung điều lệ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Ai là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
- Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt phải xử lý như thế nào?
Trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt phải thực hiện theo những hướng dẫn sau đây theo quy định tại Điều 191 Luật Các tổ chức tín dụng 2024:
Đầu tiên, tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước và thực hiện ngay các biện pháp sau đây:
- Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp và thời gian thực hiện; lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Cải thiện khả năng thanh khoản; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh;
- Nâng cao năng lực quản trị, điều hành;
- Xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật;
- Biện pháp truyền thông, công nghệ thông tin để khắc phục khó khăn về thanh khoản.
(1) Không chia cổ tức bằng tiền mặt; tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác có sử dụng nguồn tiền của tổ chức tín dụng; các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng;
(2) Thực hiện các biện pháp tại phương án khắc phục trong tình huống bị rút tiền hàng loạt quy định tại Điều 143 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; cập nhật, điều chỉnh phương án trong trường hợp cần thiết.
Cụ thể tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
Trường hợp tổ chức tín dụng đang được can thiệp sớm bị rút tiền hàng loạt, tổ chức tín dụng đó phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình trạng rút tiền hàng loạt và rà soát, đánh giá lại thực trạng để xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục theo quy định tại Điều 158 và Điều 160 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Tổ chức tín dụng thực hiện phương án khắc phục đã được xây dựng, điều chỉnh.
Tiếp đó, tổ chức tín dụng áp dụng biện pháp hỗ trợ sau đây khi bị rút tiền hàng loạt:
(1) Bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước trên nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 0%;
(2) Thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm thanh khoản theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
(3) Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; vay đặc biệt từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; vay đặc biệt từ tổ chức tín dụng khác.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức mới được ban hành mà cụ thể tại Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định:
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?