Hướng dẫn mới về quyền ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thế nào?
Hướng dẫn mới về quyền ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thế nào?
Tại Điều 2 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP tại đây hướng dẫn một số nội dung về quyền ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo đó, hướng dẫn về quyền ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi như sau:
- "Đang có thai" quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là khoảng thời gian vợ mang trong mình bảo thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén.
- “Sinh con” quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sinh con đến khi con dưới 12 tháng tuổi;
+ Vợ đã sinh con nhưng con chết trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con;
+ Vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà phải đình chỉ thai nghén.
- Chồng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tính từ ngày vợ sinh con hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hoặc ngày đình chỉ thai nghén hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP.
- Trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.
- Trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.
- Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc xác định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của chồng như sau:
+ Chồng của người mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
+ Chồng của người nhờ mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hỗn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc khi người mang thai hộ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Hướng dẫn mới về quyền ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thế nào? (Hình từ internet)
Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải làm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn."
Như vậy, vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Đăng ký kết hôn 2024 ở đâu, cần những giấy tờ gì?
(1) Nơi đăng ký kết hôn:
Trường hợp đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định trường hợp đăng ký kết hôn trong nước thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau:
- Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
(2) Đăng ký kết hôn cần những giấy tờ sau:
Trường hợp đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ tại Luật Hộ tịch 2014, trường hợp đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài thì cần những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn.
- Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có dán ảnh và có thông tin nhân thân khác của nam, nữ.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Quyết định/bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Toà án (nếu có).
Trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014, quy định về trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cần những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?