Hướng dẫn Lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án theo Nghi định 24/NĐ-CP thế nào?
Hướng dẫn lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án theo Nghị định mới nhất quy định chi tiết Luật Đấu thầu?
Ngày 27/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Cụ thể theo quy định tại Điều 14 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định việc lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án như sau:
(1) Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư (trường hợp đã được xác định) có thể trình người có thẩm quyền xem xét chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án.
Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư, cơ quan được giao chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án.
(2) Trường hợp người có thẩm quyền đồng ý chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư) tổ chức lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu căn cứ các tài liệu sau:
- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án;
- Quyết định phê duyệt dự án (nếu có);
- Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có);
- Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án (nếu có);
- Văn bản pháp lý có liên quan (nếu có).
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Chủ đầu tư được thuê tư vấn để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án trong trường hợp nhân sự của chủ đầu tư không đủ năng lực để thực hiện.
(3) Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu để người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
(4) Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 126 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
(5) Căn cứ đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu sau khi quyết định phê duyệt dự án làm cơ sở cho chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu; trường hợp các nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu khác với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mà không phải trình, phê duyệt lại kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
(6) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đăng tải kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành.
Hướng dẫn Lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án theo Nghi định24/NĐ-CP thế nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án có nội dung gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định nội dung kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án gồm có:
- Phân tích bối cảnh thực hiện dự án:
- Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện của chủ đầu tư:
- Phân tích, tham vấn thị trường:
- Xác định, quản lý rủi ro trong đấu thầu
- Xác định mục tiêu cụ thể trong hoạt động đấu thầu
- Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu
Việc đấu thầu trong nước sẽ được hưởng những ưu đãi như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 24/2024/NĐ-CP đã nêu rõ những ưu đãi đối với việc đấu thầu trong nước như sau:
(1) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc áp dụng ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Người có thẩm quyền quyết định áp dụng hoặc không áp dụng việc gói thầu có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng đối với dự toán mua sắm chỉ cho phép nhà thầu có từ 50% lao động trở lên là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực được tham dự thầu.
Trường hợp người có thẩm quyền quyết định áp dụng mà không có nhà thầu tham dự hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì tổ chức đấu thầu lại và cho phép các loại hình nhà thầu khác được tham dự thầu.
(2) Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng, vụ đãi cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023.
(3) Ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
(4) Ưu đãi đối với nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
(5) Ưu đãi đối với dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến lựa chọn nhà thầu Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?