Hướng dẫn kê khai CO form D cho hàng hóa xuất khẩu? CO form D điện tử có thể được chấp nhận thay cho CO form D giấy không?
CO form D là gì? Mẫu CO form D?
CO form D (Giấy chứng nhận xuất xứ form D) hay CO mẫu D là chứng nhận xuất xứ được phát hành theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là ATIGA).
Căn cứ tại Điều 7 Phụ lục I Cơ chế chứng nhận xuất xứ và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT về CO form D:
Theo đó:
CO form D phải được làm bằng tiếng Anh, trên giấy màu trắng, khổ A4, phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT.
Một bộ CO gồm một bản chính và hai bản sao.
Mỗi CO có một số tham chiếu riêng của tổ chức cấp CO.
Mỗi CO có chữ ký và con dấu của tổ chức cấp CO. Chữ ký và con dấu của tổ chức cấp CO có thể được ký tay và đóng dấu mực hoặc thực hiện dưới hình thức điện tử. Các Nước thành viên có thể chấp thuận chữ ký và con dấu dưới hình thức điện tử theo quy định của pháp luật nước mình.
Bản chính CO do Nhà xuất khẩu gửi cho Nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu tại cảng hoặc nơi nhập khẩu. Bản thứ hai do tổ chức cấp CO của Nước thành viên xuất khẩu lưu. Bản thứ ba do Nhà xuất khẩu lưu.
Tải về Mẫu CO form D quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT.
Hướng dẫn kê khai CO form D cho hàng hóa xuất khẩu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn kê khai CO form D cho hàng hóa xuất khẩu?
Hướng dẫn kê khai CO form D cho hàng hóa xuất khẩu được hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT, cụ thể như sau:
CO form D phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai CO form D cụ thể như sau:
1. Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam).
2. Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
3. Ô trên cùng bên phải về việc ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
a) Nhóm 1: tên Nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
b) Nhóm 2: tên Nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên thuộc khối ASEAN, gồm 02 ký tự như sau:
BN: | Bru-nây | MM: | Mi-an-ma |
KH: | Cam-pu-chia | PH: | Phi-lip-pin |
ID: | In-đô-nê-xi-a | SG: | Xinh-ga-po |
LA: | Lào | TH: | Thái Lan |
MY: | Ma-lai-xi-a |
c) Nhóm 3: gồm 02 ký tự cuối của năm cấp C/O. Ví dụ: cấp năm 2020 sẽ ghi là “20”;
d) Nhóm 4: mã số của tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các tổ chức cấp C/O được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các tổ chức cấp C/O;
đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 2022 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-TH 22/02/00006.
4. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu và tên cảng dỡ hàng).
5. Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp.
6. Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).
7. Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.
8. Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu).
9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:
...
Tải về bản đầy đủ Hướng dẫn kê khai CO form D cho hàng hóa xuất khẩu.
CO form D điện tử có thể được chấp nhận thay cho CO form D giấy không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Phụ lục I Cơ chế chứng nhận xuất xứ và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT về sự tương đương giữa CO giấy và CO điện tử
Sự tương đương giữa C/O giấy và C/O điện tử
1. C/O điện tử có thể được nộp, được cấp và được chấp nhận thay cho C/O giấy, với hiệu lực pháp lý tương đương.
2. Các Điều từ 27 đến 31 Phụ lục này áp dụng đối với C/O điện tử và trừ khi có quy định khác tại các Điều từ 27 đến 31, các Điều từ 1 đến 8, Điều 10, Điều 13 đến 16 và Điều 18 đến 25 Phụ lục này cùng áp dụng đối với C/O điện tử.
Như vậy, CO form D điện tử có thể được nộp, được cấp và được chấp nhận thay cho CO form D giấy, với hiệu lực pháp lý tương đương.
Trong đó, theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Phụ lục I Cơ chế chứng nhận xuất xứ và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT thì:
CO điện tử là CO được xây dựng theo tài liệu “Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử” và được truyền theo phương thức điện tử giữa các Nước thành viên thông qua ASW theo các quy định về an toàn và bảo mật thông, tin nêu tại Điều 9 của PLF.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?