Hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất phát sinh từ việc xây hàng rào trên đất của hàng xóm như thế nào?
Viện tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất phát sinh từ việc xây hàng rào trên đất của hàng xóm như thế nào?
Ngày 15/02/2023, VKSNDTC ban hành Công văn 443/VKSTC-V9 năm 2023 về việc giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình.
Trong đó, tại câu 7 Công văn 443/VKSTC-V9 năm 2023 VKSNDTC có hướng dẫn giải quyết đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến việc xây hàng rào trên đất của hàng xóm như sau:
Vướng mắc:
Thửa đất của A và thửa đất của B liền kề nhau, khi A xây hàng rào có lấn sang một phần đất của B. B biết nhưng không có ý kiến gì và các bên sử dụng hàng rào ổn định, không có tranh chấp. Sau đó, B chuyển nhượng toàn bộ diện tích thửa đất của B cho C, trong hợp đồng chuyển nhượng ghi diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của B (gồm cả diện tích đất đã bị A lấn chiếm).
C được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đúng bằng diện tích đã nhận chuyển nhượng trên GCNQSDĐ của B. Sau đó, C phát hiện diện tích đất thực tế bị thiếu so với diện tích trên GCNQSDĐ và khởi kiện yêu cầu A trả lại phần đất lấn chiếm. Trường hợp này khi giải quyết phải căn cứ vào mốc ranh giới thực tế sử dụng giữa A và B để bác yêu cầu khởi kiện đối với C hay buộc A phải trả lại phần đất lấn chiếm.
VKSND tối cao trả lời:
Trên cơ sở những thông tin nêu trên, VKSND tối cao có ý kiến như sau:
- Diện tích đất bị A lấn chiếm là của B, thể hiện trong GCNQSDĐ của B. Việc B không phản đối khi A lấn chiếm một phần diện tích đất của mình và để A xây hàng rào không đương nhiên được hiểu là B đã cho A diện tích đất trên.
- Khi B chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho C đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích trên GCNQSDĐ (gồm cả diện tích đất bị A lấn chiếm) cho thấy B vẫn xác định diện tích đất này là của mình. Còn C đã trả tiền cho toàn bộ diện tích đất trên GCNQSDĐ của B.
- Toà án cần để A và C thỏa thuận về việc A có được tiếp tục sử dụng đất lấn chiếm không. Nếu C không đồng ý, A phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm cho C.
Như vậy, theo hướng dẫn nêu trên của VKSNDTC. Thì phần đất bị lấn chiếm không được hiểu là đương nhiên thuộc về bên lấn chiếm. Bên bị lấn chiếm có quyền yêu cầu bên kia trả lại đất hoặc trả tiền phần đất bị lấn chiếm.
Viện tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất phát sinh từ việc xây hàng rào trên đất của hàng xóm như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng hàng rào để ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Mốc giới ngăn cách các bất động sản
...
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
Theo đó, các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng hàng rào trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp hàng rào chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
Xây dựng hàng rào lấn đất có bị phạt tiền không?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định:
Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy nếu Xây dựng hàng rào mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác, thì người này có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng 2 lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?