Hướng dẫn đổi số điện thoại trên VNeID? Tài khoản định danh điện tử không được sử dụng vào mục đích nào?
Hướng dẫn đổi số điện thoại trên VNeID?
Hiện nay, một số điện thoại chỉ được đăng ký một tài khoản định danh điện tử và một tài khoản định danh điện tử sẽ gắn với một số điện thoại. Nếu công dân muốn đổi số điện thoại trên VNeID thì có thể thực hiện bằng một trong 02 cách sau:
- Cách 1: Đến công an cấp xã để đổi số điện thoại trên VNeID.
- Cách 2: Công dân gọi vào số tổng đài VNeID 1900 0368.
Sau đó ấn phím 4 để liên lạc với nhân viên tổng đài. Nhân viên tổng đài sẽ kiểm tra thông tài khoản định danh điện tử của công dân, xác minh các thông tin về lý lịch, nơi cư trú... có đúng như trên dữ liệu hay không. Sau đó, công dân cung cấp số điện thoại mới để thay đổi cho số điện thoại cũ. Cuối cùng, Bộ Công an sẽ nhắn tin đến số điện thoại đăng ký mới. Khi đó công dân vào kích hoạt lại tài khoản định danh điện tử với số điện thoại mới.
Thời gian hoàn thành đổi số điện thoại trên khoảng 07 - 10 ngày. Bộ Công an sẽ nhắn tin đến số điện thoại đăng ký mới. Công dân vào kích hoạt lại tài khoản định danh với số điện thoại mới.
Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào mục đích gì? Hướng dẫn đổi số điện thoại trên VNeID? (Hình từ internet)
Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản sử dụng tài khoản định danh điện tử
Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử phải tuân thủ quy định sau:
1. Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Không được can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì, chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào mục đích sau:
- Hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
...
2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
a) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
b) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.
Theo đó, trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam được thực hiện như sau:
- Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
Bước 1: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Bước 2: Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Bước 4: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
- Đối với công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chip điện tử: Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày Đoàn kết toàn dân là ngày nào? Hướng dẫn khẩu hiệu tuyên truyền ngày Đoàn kết toàn dân chuẩn?
- Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? 12 biện pháp được áp dụng quản lý rủi ro?
- Thủ tục dừng trợ giúp xã hội đối với người được nhận làm con nuôi như thế nào? Mẫu đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội mới nhất?
- Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Mục đích, Phương pháp lập và trách nhiệm ghi chuẩn Thông tư 200? Tải về?
- Viết đoạn văn kể về môn học em yêu thích lớp 3 hay, chọn lọc nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu và viết của học sinh lớp 3?