Hướng dẫn công tác chuẩn bị nhân sự đại hội công đoàn các cấp tiến tới đại hội 13 công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028?
- Tiêu chuẩn, điều kiện nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028?
- Độ tuổi nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 là bao nhiêu?
- Cơ cấu, số lượng ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch và ủy viên ủy ban kiểm tra đại hội công đoàn các cấp như thế nào?
Tiêu chuẩn, điều kiện nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 2 Hướng dẫn 56/HD-TLĐ năm 2022 quy định tiêu chuẩn, điều kiện nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 như sau:
- Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp phải được quán triệt sâu sắc các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết 03-NQ/BCH ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Công tác cán bộ công đoàn trong tình hình mới”.
- Kiên quyết sàng lọc, không đưa vào ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; quan liêu, cửa quyền; thiếu gắn bó mật thiết với nhân dân, với đoàn viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp.
- Công đoàn các cấp căn cứ nội dung tiêu chuẩn nêu trên, các quy định về công tác cán bộ hiện nay của Đảng và Tổng Liên đoàn để cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ cấp mình vào đề án nhân sự cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028 và chuẩn bị cho những năm tiếp theo.
Hướng dẫn công tác chuẩn bị nhân sự đại hội công đoàn các cấp tiến tới đại hội 13 công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028?
Độ tuổi nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 là bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn 56/HD-TLĐ năm 2022 quy định độ tuổi nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 như sau:
- Độ tuổi tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhìn chung thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó:
+ Độ tuổi lần đầu tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra ít nhất trọn một nhiệm kỳ (60 tháng);
+ Độ tuổi tái cử ít nhất phải từ 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên, tại thời điểm tổ chức đại hội công đoàn, theo Kế hoạch số 179/KH-TLĐ , ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
+ [Tuổi cán bộ giới thiệu ứng cử lần đầu] = [Tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP , ngày 18/11/2020 của Chính phủ, Kết luận số 08-KL/TW, ngày 15/6/2021 của Bộ Chính trị về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử] - [Tuổi của cán bộ tại thời điểm đại hội công đoàn cùng cấp] theo Kế hoạch số 179/KH-TLĐ , ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phải còn ít nhất đủ một nhiệm kỳ công tác (60 tháng)1.
+ [Tuổi cán bộ tái cử nhiệm kỳ tới] = [Tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, Kết luận 08-KL/TW, về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử] - [Tuổi của cán bộ tại thời điểm đại hội công đoàn cùng cấp] theo Kế hoạch 179/KH-TLĐ, ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phải còn ít nhất 30 tháng.
- Một số trường hợp đặc thù
+ Độ tuổi ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp đối với nhân sự cơ cấu tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (nếu có) do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng đảm bảo tại thời điểm giới thiệu ứng cử lần đầu tối đa không quá 70 tuổi đối với nam và 65 tuổi đối với nữ.
+ Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn chuyên trách trong các tập đoàn, tổng công ty, tổ chức tài chính và các ngân hàng thương mại nhà nước (hoặc nhà nước có cổ phần chi phối), chủ tịch công đoàn chuyên trách trong cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ở Trung ương; chủ tịch công đoàn ngành trung ương là lãnh đạo kiêm nhiệm, còn tuổi công tác từ 01 năm (đủ 12 tháng) trở lên, nếu có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, sức khoẻ, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và được cấp ủy cùng cấp đồng ý, thì có thể xem xét tiếp tục tái cử ban chấp hành nhiệm kỳ 2023-2028 đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
+ Độ tuổi ủy viên ban chấp hành đối với Công đoàn Công an nhân dân và Ban Công đoàn Quốc phòng thực hiện theo quy định của ngành.
Cơ cấu, số lượng ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch và ủy viên ủy ban kiểm tra đại hội công đoàn các cấp như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục 2 Hướng dẫn 56/HD-TLĐ năm 2022 quy định cơ cấu, số lượng ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch và ủy viên ủy ban kiểm tra như sau:
Về cơ cấu ban chấp hành
- Ban chấp hành công đoàn các cấp cần đảm bảo cơ cấu đại diện của công đoàn cấp dưới và đoàn viên công đoàn theo các lĩnh vực, địa bàn, để đáp ứng yêu cầu xây dựng phong trào công nhân, công đoàn trong thời gian tới;
Kịp thời triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và của tổ chức công đoàn đến đông đảo đoàn viên, người lao động. Phấn đấu ban chấp hành công đoàn các cấp có đủ 3 độ tuổi, trong đó đối với công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương:
Dưới 40 tuổi phấn đấu đạt 10% trở lên, từ 40 đến 50 tuổi đạt 40%-50%, để bảo đảm tính kế thừa, phát triển; phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia ban chấp hành đạt khoảng 30%.
- Căn cứ đặc điểm, tình hình và yêu cầu nhiệm vụ hoạt động công đoàn của địa phương, đơn vị và để bảo đảm ban chấp hành đủ năng lực, bản lĩnh đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tiểu ban nhân sự cần chuẩn bị, trình ban thường vụ, ban chấp hành để xác định cơ cấu cụ thể ban chấp hành công đoàn cùng cấp và định hướng cho cấp dưới, theo phương châm:
Phải coi trọng chất lượng ban chấp hành, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện và không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia ban chấp hành.
- Những công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương đã sắp xếp cơ quan tham mưu, giúp việc theo mô hình một số ban ghép thì cơ cấu đến cấp phó tham gia ban chấp hành để đảm bảo có đại diện các lĩnh vực quan trọng tham gia hoạt động của ban chấp hành (tài chính, nữ công, tổ chức, kiểm tra,...).
- Trường hợp nơi nào chưa chuẩn bị nhân sự đủ cơ cấu theo quy định thì tiến hành bầu cử ban chấp hành với số lượng ít hơn, số còn lại sẽ bổ sung trong nhiệm kỳ để đáp ứng tiêu chuẩn, cơ cấu theo quy định, nhưng số lượng ít hơn không quá 10% tổng số ban chấp hành (VD: Ban chấp hành công đoàn có số lượng được phê duyệt 31 ủy viên, nếu bầu ít hơn phải là 28 người, khuyết tối đa 03 người sẽ bổ sung trong nhiệm kỳ).
Về số lượng
- Số lượng ủy viên ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp thực hiện theo bảng dưới đây:
Các cấp công đoàn khi xây dựng đề án nhân sự cần xem xét kỹ đặc điểm, tình hình và yêu cầu nhiệm vụ hoạt động công đoàn trong thời gian tới để nâng cao chất lượng chuẩn bị nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, đồng thời tích cực xem xét giảm số lượng ủy viên ban chấp hành so với nhiệm kỳ hiện tại.
- Số lượng phó chủ tịch liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do cấp ủy địa phương quyết định sau khi trao đổi thống nhất với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn.
- Số lượng phó chủ tịch công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn do Đảng đoàn Tổng Liên đoàn quyết định sau khi trao đổi thống nhất với ban cán sự đảng, đảng ủy tập đoàn, tổng công ty đảm bảo theo nguyên tắc sau:
+ Công đoàn ngành trung ương và tương đương: từ 02 đến 03 người.
+ Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: 02 người.
- Số lượng phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương: 01 người. Riêng Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được cơ cấu tối đa 02 phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?