Hướng dẫn cách tính tiền lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trung học cơ sở trường công lập ra sao?
- Cách tính tiền lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trung học cơ sở trường công lập như thế nào?
- Phụ cấp trách nhiệm công việc của giáo viên trung học cơ sở được chi trả khi nào?
- Định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở trường công lập là bao nhiêu?
- Giáo viên trung học cơ sở trường công lập được quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy như thế nào?
Cách tính tiền lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trung học cơ sở trường công lập như thế nào?
Căn cứ theo điểm a, b khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định về cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên trung học cơ sở trường công lập như sau:
- Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học X tiền lương 01 giờ dạy thêm.
Trong đó, Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.
Cách tính tiền lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trung học cơ sở trường công lập như thế nào? (Hình từ Internet)
Phụ cấp trách nhiệm công việc của giáo viên trung học cơ sở được chi trả khi nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục 3 Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định về kinh phí và cách chi trả phụ cấp cụ thể như sau:
KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ PHỤ CẤP
1. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp trách nhiệm công việc do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp trách nhiệm công việc do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
2. Cách chi trả phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Như vậy, đối với phụ cấp trách nhiệm công việc của giáo viên trung học cơ sở được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng theo quy định của pháp luật.
Định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở trường công lập là bao nhiêu?
Theo Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về định mức tiết dạy như sau:
Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
...
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Theo đó, định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở trường công lập bao gồm như sau:
- 19 tiết đối với giáo viên trung học cơ sở các trường thông thường.
- 17 tiết đối với giáo viên phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và trường lớp dành cho người khuyết tật, tàn tật cấp trung học cơ sở.
- Đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tính theo hạng của trường mà giáo viên công tác:
+ Trường trung học cơ sở hạng 1: Dạy 2 tiết/tuần
+ Trường trung học cơ sở hạng 2: Dạy 1/3 định mức tiết dạy so với giáo viên trung học cơ sở thông thường.
+ Trường trung học cơ sở hạng 3: Dạy 1/2 định mức tiết dạy so với giáo viên trung học cơ sở thông thường.
Giáo viên trung học cơ sở trường công lập được quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về việc giáo viên trung học cơ sở trường công lập được quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy như sau:
- Giáo viên dạy môn chuyên tại các trường chuyên, lớp chuyên, 1 tiết dạy môn chuyên được tính bằng 3 tiết định mức.
- Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:
+ Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra, thời gian làm việc quy đổi được tính theo Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục;
+ Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;
+ Báo cáo ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo) thì mỗi tiết báo cáo thực tế được tính bằng 1,5 tiết dạy định mức;
+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý đối với các cơ sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?