Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2022 từ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật?
Đối tượng tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công?
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được chia thành 02 đối tượng khác nhau, gồm:
- Cá nhân cư trú.
- Cá nhân không cư trú.
Đối với trường hợp cá nhân cư trú được chia thành 02 trường hợp là cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách tính thuế thu nhập khác nhân khác nhau và đặc biệt chỉ có cá nhân cư trú mới được tính giảm trừ gia cảnh.
Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2022 từ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật?
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú
Thế nào là cá nhân cư trú?
Cá nhân cư trú là cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo 01 trong 02 trường hợp cụ thể như sau:
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở
- Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú.
Đồng thời, cá nhân cư trú có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú
* Ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Công thức để tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú cụ thể như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Để tính được số thuế phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ [1]
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn [2]
Dựa vào những công thức trên, tính thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tính tổng thu nhập
Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [2]
Bước 4: Tính các khoản giảm trừ
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức [1]
Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
Phương pháp 1: Phương pháp lũy tiến (tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại).
Phương pháp 2: Phương pháp rút gọn
Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?
Cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
* Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).
Số thuế phải nộp được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không lưu trú
Thế nào là cá nhân không lưu trú?
Người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú.
Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?
Cá nhân không cư trú thì không được tính giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập.
Cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú được xác định như quy định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú
Trong trường hợp đối với cá nhân không lưu trú thì thu nhập chịu thuế trong trường hợp này được xác định bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?