Hướng dẫn cách ghi mẫu phương án chữa cháy của cơ sở chi tiết 2024? Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản gì?

Hướng dẫn cách ghi mẫu phương án chữa cháy của cơ sở chi tiết 2024? Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản gì? Thắc mắc của anh K.H ở Nam Định.

Hướng dẫn cách ghi mẫu phương án chữa cháy của cơ sở chi tiết 2024?

Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở là Mẫu số PC17 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Tải về mẫu phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC17) tại đây

Hướng dẫn cách ghi mẫu phương án chữa cháy của cơ sở như sau:

(1) Tên của cơ sở/khu dân cư/phương tiện: Ghi theo tên giao dịch hành chính.

(2) Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ tên gọi của các hạng mục, nhà, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở và các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. Phương án chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới thì bản vẽ thể hiện các khu vực nguy hiểm cháy, nổ và bố trí phương tiện chữa cháy. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.

(3) Vị trí cơ sở/khu dân cư: Ghi vị trí địa lý cơ sở, khoảng cách từ trung tâm quận, huyện đến cơ sở/khu dân cư; ghi cụ thể hướng của cơ sở tiếp giáp với các cơ sở, công trình, đường phố, sông, hồ... Đối với khu

dân cư chỉ ghi sơ lược vị trí, không ghi tiếp giáp khu dân cư về các hướng.

(4) Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi cụ thể kích thước chiều rộng, chiều cao (cổng, hành lang), kết cấu xây dựng của các tuyến đường bên trong và bên ngoài cơ sở/khu dân cư phục vụ công tác chữa cháy.

(5) Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Tất cả các cơ sở phải thống kê các nguồn nước ở bên trong cơ sở. Riêng đối với cơ sở thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải thống kê thêm nguồn nước ở gần cơ sở như: Bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước... có thể phục vụ công tác chữa cháy; ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.

(6) Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ loại chất cháy chủ yếu, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh của các hạng mục, công trình. Thống kê các loại nguồn nhiệt có khả năng phát sinh gây cháy: lửa trần; sự cố hệ thống điện, thiết bị điện, sự cố kỹ thuật....

Ví dụ: Đối với cơ sở chế biến gỗ thì chất cháy chủ yếu là gỗ, sơn, dung môi, giấy bao bì. Nguồn nhiệt gây cháy có thể do sơ suất trong việc sử dụng lửa trần để gia công sản phẩm hoặc do sự cố thiết bị điện (chập điện), sự cố dây chuyền công nghệ sản xuất (kẹt động cơ điện...).

Khi cháy tại các nhà xưởng, kho hàng hóa sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn, sinh nhiều khói khí độc, đặc biệt khi xảy ra cháy ở khu vực kho chứa các thùng hóa chất làm dung môi pha sơn có khả năng gây nổ, đám cháy sẽ nhanh chóng lan truyền trên diện rộng, gây thương vong. Khi nhà xưởng bị cháy trên 30 phút có thể dẫn đến sụp đổ mái tôn của nhà xưởng gây khó khăn cho việc tiếp cận chữa cháy....

(7) Ghi tổ chức của lực lượng phòng cháy chữa cháy đã được thành lập đội (tổ) phòng cháy chữa cháy cơ sở hay đội dân phòng.

(8) Phương tiện chữa cháy tại chỗ: Thống kê chủng loại, mã hiệu (ví dụ: Máy bơm chữa cháy động cơ xăng Tohatsu V52; bình bột chữa cháy ABC MFZ4...), số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy. Không thống kê những phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy chất lượng kém, không có khả năng chữa cháy.

(9) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản, công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

Trong đó giả định cụ thể thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và nguyên nhân xảy ra cháy; chất cháy chủ yếu; quy mô, diện tích đám cháy tại thời điểm phát hiện cháy; những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình...; vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy.

(10) Tổ chức triển khai chữa cháy: Trên cơ sở tình huống cháy giả định, xây dựng trình tự xử lý sự cố cháy kể từ khi phát hiện cháy:

- Hô hoán, báo động cho mọi người xung quanh biết, tổ chức cắt điện, báo cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

- Gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tổ chức cứu người và hướng dẫn thoát nạn (nếu có).

- Sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại chỗ để dập lửa, sơ tán tài sản để ngăn cháy lan, phối hợp với các lực lượng khác (Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chính quyền sở tại, công an, điện lực, y tế,...) trong công tác tổ chức chữa cháy và giữ gìn trật tự, bảo vệ tài sản.

- Bảo đảm hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy.

- Bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy.

Các công việc trên phải tổ chức phân công cho các tổ (đội), cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng, trong đó cần nêu rõ:

- Nhiệm vụ của chỉ huy chữa cháy tại chỗ trước và khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại đám cháy (chỉ huy lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ triển khai các hoạt động chữa cháy.

- Báo cáo tình hình, cung cấp thông tin cho chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tham gia ban chỉ huy chữa cháy, tham gia bảo vệ hiện trường phục vụ điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy).

(11) Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy:

- Vẽ sơ đồ thể hiện vị trí điểm phát sinh cháy, diện tích đám cháy.

- Hướng gió chủ đạo.

- Bố trí lực lượng, phương tiện để cứu người, hướng dẫn thoát nạn (nếu có) và tổ chức chữa cháy, sơ tán tài sản, chống cháy lan.

- Thể hiện hướng tấn công chính... bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu phương án chữa cháy này. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.

(12) Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng: Đối với các cơ sở có các khu vực, hạng mục công trình có tính chất hoạt động, công năng sử dụng tương tự nhau (như các lớp học, các bể chứa LPG, các phòng làm việc...) lựa chọn một khu vực, hạng mục, công trình đặc trưng làm tình huống giả định cháy để xây dựng phương án xử lý.

Các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3...”; nội dung từng tình huống được nêu tóm tắt tương tự như đối với tình huống cháy phức tạp nhất.

(13) Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Nêu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương án có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy của cơ sở.

(14) Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Sau mỗi lần tổ chức học tập, thực tập phương án chữa cháy phải ghi lại thông tin cơ bản về lần học tập, thực tập phương án đó.

(15) Quyền hạn, chức vụ của người phê duyệt phương án chữa cháy.

(16) Quyền hạn, chức vụ của người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.

(17) Số phương án chữa cháy do cơ quan Công an ghi theo số hồ sơ phê duyệt phương án chữa cháy (theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ cảnh sát).

Hướng dẫn cách ghi mẫu phương án chữa cháy của cơ sở chi tiết 2024? Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản gì?

Hướng dẫn cách ghi mẫu phương án chữa cháy của cơ sở chi tiết 2024? Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản gì? (Hình từ internet)

Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và và nội dung cơ bản như sau:

- Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;

- Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;

- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;

- Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

Khi phát hiện thấy cháy phải báo cho cơ quan nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
c) Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.
...

Như vậy theo quy định trên khi phát hiện thấy cháy phải báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:

- Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.

- Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.

- Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.

Bên cạnh đó, người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết.

Phương án chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản nào?
Pháp luật
Mẫu Phương án chữa cháy của cơ sở mới nhất hiện nay? Ghi mẫu Phương án chữa cháy của cơ sở như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục Phê duyệt phương án chữa cháy ở cấp huyện mới nhất 2024 theo Quyết định 3384/QĐ-BCA-C07 2024?
Pháp luật
Mẫu số PC18 Phương án chữa cháy của cơ quan Công an mới nhất 2024 theo Nghị định 50 thế nào?
Pháp luật
Mẫu PC19 văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở năm 2024 theo Nghị định 50 thế nào?
Pháp luật
Mẫu phương án chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh karaoke mới nhất là mẫu nào? Nội dung cơ bản của phương án chữa cháy là gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở năm 2024 gồm có những nội dung gì theo Nghị định 50?
Pháp luật
Mẫu phương án chữa cháy cơ sở năm 2024 thế nào? Hướng dẫn ghi mẫu số PC17 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy đối với rạp chiếu phim gồm những tài liệu nào? Hồ sơ được gửi bằng hình thức nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cách ghi mẫu phương án chữa cháy của cơ sở chi tiết 2024? Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản gì?
Pháp luật
Phương án chữa cháy đối với khu dân cư phải đáp ứng các yêu cầu nào? Việc thực tập phương án chữa cháy được tổ chức một năm bao nhiêu lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương án chữa cháy
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
8,873 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương án chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương án chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào