Hướng dẫn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết?

Phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết là gì? Cách áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết? Câu hỏi của chị C (Nha Trang).

Phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết là gì?

Theo Mục 03 Chuẩn mực kế toán số 07 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định như sau:

03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Công ty liên kết: Là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư.
Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó.
Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động của doanh nghiệp đó.
Công ty con: Là một doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).
Phương pháp vốn chủ sở hữu: Là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư.
...

Theo đó, phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư.

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 05 BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 07 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 08 THÔNG TIN TÀI CHÍNH VỀ NHỮNG KHOẢN VỐN GÓP LIÊN DOANH

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 21 TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 25 BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT VÀ KẾ TOÁN KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 26 THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN

Hướng dẫn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết?

Hướng dẫn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết? (hình từ internet)

Hướng dẫn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết?

Việc áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết được thực hiện theo quy định tại Mục 12 Chuẩn mực kế toán số 07 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC như sau:

- Khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu kể từ thời điểm khoản đầu tư này thoả mãn định nghĩa về công ty liên kết. Khi mua một khoản đầu tư, bất cứ sự chênh lệch nào (dù dương hay âm) giữa giá gốc của khoản đầu tư và phần sở hữu của nhà đầu tư theo giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty liên kết được hạch toán phù hợp với chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh”.

Các khoản điều chỉnh phù hợp đối với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi, lỗ sau ngày mua khoản đầu tư được thực hiện cho:

+ Khấu hao TSCĐ (căn cứ vào giá trị hợp lý);

+ Phân bổ dần các khoản chênh lệch giữa giá gốc của khoản đầu tư và phần sở hữu của nhà đầu tư theo giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được.

- Nhà đầu tư áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu phải sử dụng báo cáo tài chính hiện hành của công ty liên kết được lập cùng ngày với báo cáo tài chính của nhà đầu tư. Khi không thể thực hiện được điều đó thì các báo cáo tài chính lập vào những ngày khác nhau mới được sử dụng.

- Khi báo cáo tài chính hiện hành của công ty liên kết được lập khác ngày với báo cáo tài chính của nhà đầu tư, việc điều chỉnh phải được thực hiện cho các ảnh hưởng của các sự kiện và giao dịch trọng yếu giữa nhà đầu tư và công ty liên kết phát sinh giữa ngày lập báo cáo tài chính của nhà đầu tư và ngày lập báo cáo tài chính của công ty liên kết.

- Báo cáo tài chính của nhà đầu tư phải áp dụng các chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện giống nhau phát sinh trong các trường hợp tương tự.

Trường hợp công ty liên kết áp dụng chính sách kế toán khác với nhà đầu tư cho các giao dịch và sự kiện giống nhau phát sinh trong các trường hợp tương tự, khi sử dụng báo cáo tài chính của công ty liên kết, nhà đầu tư phải thực hiện các điều chỉnh thích hợp nếu áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu.

Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện được các điều chỉnh đó thì phải giải trình trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính của mình.

- Nếu công ty liên kết có cổ phiếu ưu đãi cổ tức được nắm giữ bởi các cổ đông bên ngoài thì nhà đầu tư phải tính toán phần sở hữu của mình trong lãi hoặc lỗ từ công ty liên kết sau khi điều chỉnh cổ tức ưu đãi, kể cả khi việc trả cổ tức chưa được thông báo.

- Theo phương pháp vốn chủ sở hữu, nếu phần sở hữu của nhà đầu tư trong khoản lỗ của công ty liên kết lớn hơn hoặc bằng giá trị ghi sổ của khoản đầu tư, nhà đầu tư không phải tiếp tục phản ánh các khoản lỗ phát sinh sau đó trên báo cáo tài chính hợp nhất trừ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện thanh toán thay cho công ty liên kết các khoản nợ mà nhà đầu tư đã đảm bảo hoặc cam kết trả.

Trong trường hợp này, giá trị khoản đầu tư được trình bày trên báo cáo tài chính là bằng không (0). Nếu sau đó công ty liên kết hoạt động có lãi, nhà đầu tư chỉ được ghi nhận phần sở hữu của mình trong khoản lãi đó sau khi đã bù đắp được phần lỗ thuần chưa được hạch toán trước đây.

Khi nào nhà đầu tư vào công ty liên kết phải ngừng sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu?

Tại Mục 11 Chuẩn mực kế toán số 07 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định nhà đầu tư phải ngừng sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi:

(i) Không còn ảnh hưởng đáng kể trong công ty liên kết nhưng vẫn còn nắm giữ một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư; hoặc

(ii) Việc sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu không còn phù hợp vì công ty liên kết hoạt động theo các quy định hạn chế khắt khe dài hạn gây ra những cản trở đáng kể trong việc chuyển giao vốn cho nhà đầu tư.

Trong trường hợp này, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư từ thời điểm trên được coi là giá gốc.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
4,430 lượt xem
Phương pháp vốn chủ sở hữu
Công ty liên kết
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung giám sát tài chính đối với công ty liên kết của doanh nghiệp nhà nước bao gồm những gì?
Pháp luật
Cách tính Phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu? Mẫu Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết?
Pháp luật
Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể trong công ty liên kết là gì? Cách nhận biết Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể?
Pháp luật
Hướng dẫn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết?
Pháp luật
Áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo nguyên tắc kế toán và quy trình ra sao?
Pháp luật
Công ty liên kết của tổ chức tín dụng là công ty gì? Tổ chức tín dụng có được cấp tín dụng cho công ty liên kết mà mình nắm quyền kiểm soát không?
Pháp luật
Công ty liên kết là gì? Trong báo cáo tài chính hợp nhất khoản đầu tư vào công ty liên kết được kế toán theo phương pháp nào?
Pháp luật
Thực hiện giám sát tài chính đối với công ty con, công ty liên kết bằng những phương thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương pháp vốn chủ sở hữu Công ty liên kết

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương pháp vốn chủ sở hữu Xem toàn bộ văn bản về Công ty liên kết

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào