Hướng dẫn 02 cách tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh nhất năm 2023? Khi nào cần đăng ký mã số thuế cá nhân?
Mã số thuế là gì?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 đã đưa ra định nghĩa về mã số thuế như sau:
Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng ể quản lý thuế.
Như vậy, mã số thuế là một dãy 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự được cơ quan thuế cấp để quản lý người nộp thuế theo quy định pháp luật.
Hướng dẫn 02 cách tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh nhất năm 2023? Khi nào cần đăng ký mã số thuế cá nhân? (Hình từ Internet)
Khi nào thì cần phải đăng ký mã số thuế?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ về ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp và cá nhân chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
đ) Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
e) Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Theo đó thì doanh nghiệp sẽ được cấp 01 mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình hoạt động và cá nhân cũng chỉ được cấp 01 mã số thuế duy nhất trong suốt cuộc đời.
Mã số thuế được sử dụng như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về việc mã số thuế như sau:
- Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
- Người nộp thuế phải cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế trên hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.
- Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách nhà nước, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế sử dụng mã số thuế của người nộp thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế.
Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh nhất?
- Cách 1: Tra cứu mã số thuế cá nhân thông qua website http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp
Bước 1: Người nộp thuế truy cập vào website http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp
Bước 2: Người nộp thuế chọn vào phần “Thông tin về người nộp thuế TNCN”
Bước 3: Người nộp thuế tiến hành nhập số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước theo yêu cầu
Bước 4: Người nộp thuế nhập mã xác nhận và chọn “Tra cứu” để xem kết quả.
- Cách 2: Tra cứu mã số thuế cá nhân thông qua website https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Bước 1: Truy cập vào website: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Bước 2: Chọn vào ô CÁ NHÂN
Bước 3: Chọn TRA CỨU THÔNG TIN NNT
Bước 4: Nhập số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và nhậm mã kiểm tra
Bước 5: Chọn Tra cứu và xem thông tin được hiển thị
Trên đây là hướng dẫn về cách tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh nhất và chính xác nhất hiện nay. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?