Hợp tác xã không được sử dụng những loại tài sản nào để thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp?
Hợp tác xã không được sử dụng những loại tài sản nào để thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp?
Việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 83/2015/TT-BTC như sau:
Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, phù hợp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và các quy định có liên quan.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như các tài sản sau: tài sản đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp.
3. Đối với khoản góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được trích lập dự phòng theo quy định về trích lập dự phòng tổn thất đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp, Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, hợp tác xã không được sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình để thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp.
Cụ thể là các loại tài sản như:
- Tài sản đang đi thuê hoạt động, đi mượn,
- Tài sản đang nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi.
Hợp tác xã không được sử dụng những loại tài sản nào để thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã được sử dụng vốn nhàn rỗi cho đối tượng nào vay?
Việc sử dụng vốn nhàn rỗi của hợp tác xã được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 83/2015/TT-BTC như sau:
Hoạt động tín dụng nội bộ
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng vốn nhàn rỗi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và huy động tiền gửi của thành viên, hợp tác xã thành viên để cho thành viên, hợp tác xã thành viên vay theo hình thức tín dụng nội bộ. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải xây dựng phương án: Về tiền huy động, tiền cho vay, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện tín dụng nội bộ. Xây dựng quy chế hoạt động tín dụng nội bộ phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan và được đại hội thành viên thông qua.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tổ chức hạch toán theo dõi riêng các nghiệp vụ của hoạt động tín dụng nội bộ trên cùng một hệ thống sổ kế toán của đơn vị về các chỉ tiêu: Cho vay, nhận tiền gửi và các hoạt động thu, chi khác có liên quan đến hoạt động tín dụng nội bộ. Cuối tháng, cuối quý phải kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu công nợ; tổ chức công tác quản lý hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định tại Thông tư số 06/2004/TT-NHNN ngày 27/9/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về tín dụng nội bộ hợp tác xã, Thông tư số 04/2007/TT-NHNN ngày 13/6/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2004/TT-NHNN , các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có) và quy định của pháp luật về kế toán.
Như vậy, theo quy định, hợp tác xã được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để cho thành viên vay theo hình thức tín dụng nội bộ.
Vốn hoạt động của hợp tác xã gồm những nguồn nào?
Vốn hoạt động của hợp tác xã được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 83/2015/TT-BTC như sau:
Vốn hoạt động của hợp tác xã
1. Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên, vốn huy động, vốn tích lũy, các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phù hợp với quy định của Luật Hợp tác xã và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, vốn hoạt động của hợp tác xã bao gồm:
- Vốn góp của thành viên,
- Vốn huy động,
- Vốn tích lũy,
- Các quỹ của hợp tác xã,
- Các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% năm 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024?
- Cách viết Bản tường trình học sinh cấp 1 có hành vi trộm cắp đồ dùng học tập của bạn cùng lớp? Tải mẫu?
- Đáp án Vòng 1 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Thủ tục khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025 tại Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thế nào?
- Nghị định 165/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, ATGT đường bộ ra sao?