Hợp tác xã đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã mà vẫn tiếp tục hoạt động thì có bị phạt không?
- Hợp tác xã đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã mà vẫn tiếp tục hoạt động thì có bị phạt không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hợp tác xã đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã mà vẫn tiếp tục hoạt động là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt đối với hợp tác xã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động hay không?
Hợp tác xã đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã mà vẫn tiếp tục hoạt động thì có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 65 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Vi phạm về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Kinh doanh ngành, nghề không được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tiếp tục hoạt động trong thời gian hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng hoạt động.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
d) Kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;
đ) Tiếp tục hoạt động khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
...
Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo đó, trường hợp hợp tác xã đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã mà vẫn tiếp tục hoạt động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hợp tác xã đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã mà vẫn tiếp tục hoạt động thì có bị phạt không? (Hình từ internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hợp tác xã đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã mà vẫn tiếp tục hoạt động là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hợp tác xã đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã mà vẫn tiếp tục hoạt động là 01 năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt đối với hợp tác xã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
...
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện hợp tác xã đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã mà vẫn tiếp tục hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?