Hợp tác xã có được thực hiện thủ tục giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên hay không?
Hợp tác xã có được thực hiện thủ tục giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 97 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về các trường hợp giải thể hợp tác xã như sau:
Các trường hợp giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể theo một trong hai trường hợp sau đây:
a) Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;
b) Giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
...
Như vậy, hợp tác xã có thể thực hiện thủ tục giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên.
Hợp tác xã có được thực hiện thủ tục giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên hay không? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện giải thể tự nguyện đối với hợp tác xã sẽ bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 98 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về giải thể tự nguyện đối với hợp tác xã sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Đại hội thành viên thông qua nghị quyết giải thể hợp tác xã. Nghị quyết giải thể hợp tác xã bao gồm nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;
+ Lý do giải thể;
+ Thời hạn và thủ tục bàn giao tài sản chung không chia, quỹ chung không chia;
+ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ, phương án giải quyết nợ.
+ Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
+ Phương án xử lý nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
- Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của hợp tác xã theo nghị quyết của Đại hội thành viên, trừ trường hợp Điều lệ quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã hoàn thành các công việc sau đây:
+Gửi nghị quyết giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, Ủy ban nhân dân nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, cơ quan thuế, người lao động trong hợp tác xã;
+ Niêm yết công khai nghị quyết giải thể tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã;
+ Trường hợp còn nghĩa vụ tài chính chưa giải quyết thì phải gửi nghị quyết giải thể đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng hợp tác xã đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh, kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết giải thể.
- Việc xử lý tài sản của hợp tác xã thực hiện theo quy định tại Điều 101 của Luật Hợp tác xã 2023.
- Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký giải thể hợp tác xã cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ.
+ Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể, hợp tác xã phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định của Chính phủ.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng giải thể của hợp tác xã trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký giải thể;
+ Sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được nghị quyết giải thể theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 98 Luật Hợp tác xã 2023 mà không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể và ý kiến khác của hợp tác xã và ý kiến của bên có liên quan bằng văn bản.
Hợp tác xã khi giải thể cần phải thực hiện xử lý tài sản như nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 101 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về việc xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể như sau:
Xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể thực hiện thu hồi, xử lý quỹ chung không chia và tài sản chung không chia; thu hồi các tài sản khác; chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
2. Quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phần quỹ chung không chia hình thành từ tiền chuyển nhượng, thanh lý tài sản chung không chia do Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ được chuyển vào ngân sách nhà nước;
b) Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 4 Điều 84 của Luật này được thực hiện theo thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức tặng cho, tài trợ hợp pháp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
...
Như vậy, hợp tác xã khi giải thể cần phải thực hiện như sau:
+ Thực hiện thu hồi, xử lý quỹ chung không chia và tài sản chung không chia;
+ Thu hồi các tài sản khác; chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?