Hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả động đất cần đảm bảo những nguyên tắc gì? Cơ quan đầu mối về hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả động đất là cơ quan nào?
Thực hiện hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả động đất cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 giải thích:
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
...
3. Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo đó, thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, có bao gồm cả động đất.
Căn cứ theo Điều 38 Luật phòng, chống thiên tai 2013 quy định về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai.
Như vậy, khi thực hiện hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả động đất cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và bảo đảm lợi ích quốc gia.
- Tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Chủ động đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế về lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
- Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp tìm kiếm cứu nạn và hợp tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai.
Hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả động đất (Hình từ Internet)
Hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai có những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai 2013 giải thích thì phòng, chống thiên tai được hiểu là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Căn cứ theo Điều 39 Luật phòng, chống thiên tai 2013 quy định về nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai như sau:
Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai
1. Hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai.
2. Hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn.
3. Hợp tác quốc tế về cứu trợ nhân đạo.
4. Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong phòng, chống thiên tai.
Theo quy định trên, nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai gồm:
- Hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai.
- Hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn.
- Hợp tác quốc tế về cứu trợ nhân đạo.
- Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong phòng, chống thiên tai.
Như vậy, khi thực hiện hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả động đất cũng có các nội dung tương ứng trên.
Cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm về hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả động đất là cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 40 Luật phòng, chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về cơ quan đầu mối và cơ quan có thẩm quyền hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai như sau:
Cơ quan đầu mối và cơ quan có thẩm quyền hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai, có trách nhiệm sau đây:
a) Nhận thông tin dự báo, cảnh báo và thông tin liên quan đến thiên tai từ cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định;
b) Cung cấp thông tin về thiên tai cho cơ quan, tổ chức quốc tế theo quy định;
c) Tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai trong phạm vi quản lý;
d) Đề xuất ký kết, gia nhập điều ước quốc tế trong phòng, chống thiên tai.
đ) Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về kêu gọi hỗ trợ của quốc tế về phòng, chống thiên tai.
2. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm sau đây:
a) Kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho việc ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 33 của Luật này; đồng thời là đầu mối của Việt Nam hỗ trợ các quốc gia khác theo chỉ đạo của Chính phủ;
b) Chủ trì liên hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ để phối hợp hỗ trợ cho người, phương tiện của Việt Nam khi xảy ra thiên tai trên biển, vùng biên giới đất liền và hỗ trợ người, phương tiện của quốc gia khác khi có yêu cầu.
...
Theo quy định trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai, cụ thể là hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả động đất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các trách nhiệm được quy định cụ thể tại khoản 1 nêu trên.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao là đầu mối của Việt Nam hỗ trợ các quốc gia khác theo chỉ đạo của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?