Hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng gì? Phạm vi công việc đối với từng loại hợp đồng xây dựng thế nào?
Hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng gì? Phạm vi công việc đối với từng loại hợp đồng xây dựng thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có giải thích về hợp đồng xây dựng như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
...
Theo đó, hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự.
Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 12 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng.
Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan.
Tùy theo loại hợp đồng xây dựng cụ thể, phạm vi công việc thực hiện được xác định như sau:
(1) Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng: Là việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; khảo sát; quản lý dự án; quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng; giám sát thi công xây dựng; thẩm tra thiết kế, dự toán và các công việc tư vấn khác trong hoạt động đầu tư xây dựng;
(2) Đối với hợp đồng thi công xây dựng: Là việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công và thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
(3) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: Là việc cung cấp thiết bị; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có) theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
(4) Đối với hợp đồng EPC: Là việc thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử không tải và có tải; những công việc khác theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
(5) Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay: Nội dung chủ yếu là việc lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử không tải và có tải; bàn giao công trình sẵn sàng đi vào hoạt động cho bên giao thầu và những công việc khác theo đúng dự án được phê duyệt.
Hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng gì? Phạm vi công việc đối với từng loại hợp đồng xây dựng thế nào? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện hợp đồng xây dựng, các bên cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Quy định chung về hợp đồng xây dựng
...
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
a) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
b) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
c) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
...
Như vậy, theo quy định, khi thực hiện hợp đồng xây dựng, các bên cần tuân thủ nguyên tắc:
- Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
- Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
- Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Những thông tin nào bắt buộc phải được ghi trong hợp đồng xây dựng?
Thông tin về hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 8 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
Thông tin về hợp đồng xây dựng
Thông tin về hợp đồng xây dựng phải được ghi trong hợp đồng, bao gồm:
1. Loại hợp đồng, số hợp đồng, tên gói thầu, tên dự án, địa điểm xây dựng và căn cứ ký kết hợp đồng.
2. Tên giao dịch của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đại diện của các bên, địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch, mã số thuế, giấy đăng ký kinh doanh, số tài khoản, điện thoại, fax, e-mail, thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng, các thông tin liên quan khác.
3. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin của các thành viên trong liên danh theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trong đó phải ghi rõ thành viên đứng đầu liên danh.
Theo đó, thông tin về hợp đồng xây dựng phải được ghi trong hợp đồng, bao gồm:
(1) Loại hợp đồng, số hợp đồng, tên gói thầu, tên dự án, địa điểm xây dựng và căn cứ ký kết hợp đồng.
(2)Tên giao dịch của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đại diện của các bên, địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch, mã số thuế, giấy đăng ký kinh doanh, số tài khoản, điện thoại, fax, e-mail, thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng, các thông tin liên quan khác.
Lưu ý: Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin của các thành viên trong liên danh theo quy định tại mục (2), trong đó phải ghi rõ thành viên đứng đầu liên danh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?