Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi nào? Trong các loại hợp đồng xây dựng thì có loại hợp đồng tư vấn xây dựng hay không?
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi nào?
Căn cứ tại Điều 139 Luật Xây dựng 2014 hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật này;
c) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
Theo đó, hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
(2) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 (về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng) như sau:
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
- Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(3) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi nào? Trong các loại hợp đồng xây dựng thì có loại hợp đồng tư vấn xây dựng hay không? (Hình từ Internet)
Trong các loại hợp đồng xây dựng thì có loại hợp đồng tư vấn xây dựng hay không?
Căn cứ theo Điều 140 Luật Xây dựng 2014, có khoản bị bãi bỏ bởi khoản 65 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về các loại hợp đồng xây dựng như sau:
Các loại hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng.
2. Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:
a) Hợp đồng tư vấn xây dựng;
b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
c) Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
d) Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay;
đ) Hợp đồng xây dựng khác.
...
Theo đó, dựa vào tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng trong đó sẽ có hợp đồng tư vấn xây dựng.
Trong đó, giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng sẽ có các hình thức như sau:
(1) Hợp đồng trọn gói;
(2) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
(3) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
(4) Hợp đồng theo thời gian;
(5) Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
(6) Hợp đồng theo giá kết hợp;
(7) Hợp đồng xây dựng khác;
Bên cạnh đó, trong các loại hợp đồng xây dựng phải có các nội dung như sau (tại Điều 141 Luật Xây dựng 2014) như sau:
Nội dung hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ pháp lý áp dụng;
b) Ngôn ngữ áp dụng;
c) Nội dung và khối lượng công việc;
d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
n) Rủi ro và bất khả kháng;
o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
p) Các nội dung khác.
2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Như vậy, trong mẫu hợp đồng xây dựng sẽ gồm những thông tin theo quy định trên.
Tuy nhiên cần phải lưu ý đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng là mẫu nào?
Căn cứ theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD có quy định về Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất hiện nay như sau:
>>> Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất hiện nay: Tại đây <<<
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?