Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển là gì và được giao kết theo hình thức nào?
- Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển là gì và được giao kết theo hình thức nào?
- Thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển?
- Người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển có trách nhiệm như thế nào?
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển là gì và được giao kết theo hình thức nào?
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển được giải thích theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định cụ thể:
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển (Hình từ Internet)
Thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển?
Thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển theo Điều 170 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định cụ thể:
- Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.
- Việc nhận hàng được tính từ thời điểm người vận chuyển đã nhận hàng hóa từ người giao hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại cảng nhận hàng.
- Việc trả hàng kết thúc trong trường hợp sau đây:
+ Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho người nhận hàng; trong trường hợp người nhận hàng không trực tiếp nhận hàng từ người vận chuyển thì bằng cách trả hàng theo yêu cầu của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng, pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại cảng trả hàng;
+ Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại cảng trả hàng.
- Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển chỉ có quyền thỏa thuận về việc giảm trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp sau đây:
+ Khoảng thời gian từ khi nhận hàng đến trước khi bốc hàng lên tàu biển và khoảng thời gian từ khi kết thúc dỡ hàng đến khi trả xong hàng;
+ Vận chuyển động vật sống;
+ Vận chuyển hàng hóa trên boong.
Người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển quy định ở Điều 173 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 cụ thể:
Trách nhiệm của người vận chuyển, người vận chuyển thực tế và người làm công, đại lý
1. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình vận chuyển theo quy định của Mục này mặc dù toàn bộ hoặc một phần của việc vận chuyển được giao cho người vận chuyển thực tế thực hiện. Đối với phần vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các hành vi của người vận chuyển thực tế và của người làm công, đại lý của người vận chuyển thực tế đảm nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
2. Người vận chuyển thực tế, người làm công hoặc đại lý của người vận chuyển thực tế có quyền hưởng các quyền liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Chương này trong thời gian hàng hóa thuộc sự kiểm soát của họ và trong thời gian những người này tham gia thực hiện bất kỳ hoạt động nào được quy định tại hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
3. Các thỏa thuận đặc biệt mà theo đó người vận chuyển đảm nhận những nghĩa vụ không được quy định tại Chương này hoặc từ bỏ những quyền được hưởng do Bộ luật này quy định chỉ có hiệu lực đối với người vận chuyển thực tế nếu được người vận chuyển thực tế đồng ý bằng văn bản. Dù người vận chuyển thực tế đồng ý hoặc không đồng ý thì người vận chuyển vẫn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ phát sinh từ các thỏa thuận đặc biệt đó.
4. Trong trường hợp cả người vận chuyển và người vận chuyển thực tế cùng liên đới chịu trách nhiệm thì được xác định theo mức độ trách nhiệm của mỗi bên.
5. Tổng số tiền bồi thường của người vận chuyển, người vận chuyển thực tế và người làm công, đại lý của họ phải trả không vượt quá toàn bộ giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.
Theo đó, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình vận chuyển theo quy định của Mục này mặc dù toàn bộ hoặc một phần của việc vận chuyển được giao cho người vận chuyển thực tế thực hiện.
Đối với phần vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các hành vi của người vận chuyển thực tế và của người làm công, đại lý của người vận chuyển thực tế đảm nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?