Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến sẽ chấm dứt không phải bồi thường trong trường hợp nào?
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến sẽ chấm dứt không phải bồi thường trong trường hợp nào?
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến đương nhiên chấm dứt khi nào?
- Việc bảo quản hàng hóa khi chấm dứt hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến được quy định như thế nào?
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến sẽ chấm dứt không phải bồi thường trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 192 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường như sau:
Chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường
1. Các bên tham gia hợp đồng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu trước khi tàu biển bắt đầu rời khỏi nơi bốc hàng đã xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Chiến tranh đe dọa sự an toàn của tàu biển hoặc hàng hóa; cảng nhận hàng hoặc cảng trả hàng được công bố bị phong tỏa;
b) Tàu biển bị bắt giữ hoặc tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của các bên tham gia hợp đồng;
c) Tàu biển bị Nhà nước trưng dụng;
d) Có lệnh cấm vận chuyển hàng hóa ra khỏi cảng nhận hàng hoặc đến cảng trả hàng.
2. Bên chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu chi phí dỡ hàng.
3. Các bên có quyền chấm dứt hợp đồng, nếu sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra trong khi tàu biển đang hành trình; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế và chi phí dỡ hàng.
Theo đó, các bên tham gia hợp đồng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu trước khi tàu biển bắt đầu rời khỏi nơi bốc hàng đã xảy ra một trong các sự kiện được quy định tại khoản 1 Điều 192 nêu trên.
Bên nào chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 nêu trên phải chịu chi phí dỡ hàng.
Bên cạnh đó, các bên cũng có quyền chấm dứt hợp đồng, nếu sự kiện quy định tại khoản 1 Điều 192 trên xảy ra trong khi tàu biển đang hành trình.
Trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế và chi phí dỡ hàng.
Tải về mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa (Hình từ Internet)
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến đương nhiên chấm dứt khi nào?
Theo Điều 193 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng đương nhiên chấm dứt như sau:
Hợp đồng đương nhiên chấm dứt
1. Hợp đồng đương nhiên bị chấm dứt, không bên nào phải bồi thường thiệt hại, nếu sau khi hợp đồng đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà không bên nào có lỗi trong trường hợp sau đây:
a) Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt;
b) Hàng hóa ghi trong hợp đồng bị mất;
c) Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng được coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không kinh tế.
2. Trong trường hợp tàu biển đang hành trình mà xảy ra trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế; nếu chỉ có tàu biển bị tổn thất mà hàng hóa được cứu thoát hoặc được hoàn trả thì người vận chuyển có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế đối với số hàng hóa đó.
Theo đó, hợp đồng đương nhiên bị chấm dứt, không bên nào phải bồi thường thiệt hại, nếu sau khi hợp đồng đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà không bên nào có lỗi trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 193 nêu trên.
Trong trường hợp tàu biển đang hành trình mà xảy ra trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 193 nêu trên thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế.
Nếu chỉ có tàu biển bị tổn thất mà hàng hóa được cứu thoát hoặc được hoàn trả thì người vận chuyển có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế đối với số hàng hóa đó.
Việc bảo quản hàng hóa khi chấm dứt hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về bảo quản hàng hóa khi chấm dứt hợp đồng như sau:
Bảo quản hàng hóa khi chấm dứt hợp đồng
Khi hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Mục này thì người vận chuyển vẫn phải có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa đến khi giao cho người có quyền nhận hàng, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 193 của Bộ luật này.
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến thì người vận chuyển vẫn phải có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa đến khi giao cho người có quyền nhận hàng.
Quy định trên sẽ trừ trường hợp hợp đồng đương nhiên chấm dứt do tàu biển được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt; hoặc hàng hóa ghi trong hợp đồng bị mất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?
- Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Xuất hóa đơn điện tử cho người mua có bắt buộc ghi mã số thuế không? Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung?
- Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì? Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được xây dựng trên căn cứ nào?
- Bài tứ sắc là gì? Đánh bài tứ sắc có bị phạt không? Đánh bài tứ sắc có bị đi tù không theo quy định?