Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa bắt buộc phải lập thành văn bản đúng không? Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa?
- Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa bắt buộc phải lập thành văn bản đúng không? Có thể lập dưới dạng hợp đồng điện tử không và mẫu hợp đồng quy định ra sao?
- Bên nhận ủy thác có quyền ủy thác mua bán hàng hóa cho bên thứ ba không?
- Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hóa có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định?
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa bắt buộc phải lập thành văn bản đúng không? Có thể lập dưới dạng hợp đồng điện tử không và mẫu hợp đồng quy định ra sao?
Hợp đồng ủy thác được giải thích tại Điều 159 Luật Thương mại 2005 như sau:
Hợp đồng uỷ thác
Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Theo quy định này thì hợp đồng ủy thác mua bán bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Cụ thể, tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 và Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử như sau:
Điều 33. Hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
Điều 34. Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Như quy định trên có đề cập hợp đồng ủy thác có thể được lập dưới hình thức khác (ngoài văn bản), miễn sao hình thức này có giá trị tương đương.
Trong khi đó, tại quy định này có đề cập giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Hay nói cách khác, hợp đồng điện tử cũng có giá trị tương đương như hợp đồng văn bản.
Như vậy, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa không bắt buộc lập thành văn bản mà có thể lập dưới hình thức hợp đồng điện tử hoặc hình thức khác có giá trị tương đương.
Về mẫu hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa thì hiện nay pháp luật về thương mại cũng như các văn bản liên quan không có quy định chi tiết.
Dưới đây là mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa (chỉ có giá trị tham khảo):
Tải về Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay.
Trong đó:
Ủy thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao ủy thác (Điều 155 Luật Thương mại 2005).
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa bắt buộc phải lập thành văn bản đúng không? Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa? (hình từ internet)
Bên nhận ủy thác có quyền ủy thác mua bán hàng hóa cho bên thứ ba không?
Uỷ thác lại cho bên thứ ba được quy định tại Điều 160 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
Uỷ thác lại cho bên thứ ba
Bên nhận uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.
Theo quy định này thì bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.
Như vậy, bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa được quyền ủy thác lại cho bên thứ ba nếu có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.
Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hóa có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định?
Bên nhận ủy thác có các quyền và nghĩa vụ được nêu tại Điều 164 Luật Thương mại 2005 và Điều 165 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
Điều 164. Quyền của bên nhận uỷ thác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
2. Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;
3. Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.
Điều 165. Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;
2. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
3. Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;
4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;
5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Như vậy, bên nhận ủy thác có các quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Quyền của bên nhận ủy thác: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận ủy thác có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác;
- Nhận thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác;
- Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên ủy thác.
(2) Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận ủy thác có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;
- Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác;
- Thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thoả thuận;
- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng ủy thác;
- Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác;
- Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?