Hợp đồng thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải có những nội dung nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Hợp đồng thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 83 Luật Nhà ở 2014 và Điều 121 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải có những nội dung sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
- Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Tải về mẫu hợp đồng thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước mới nhất 2023: Tại Đây
Thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (Hình từ Internet)
Việc cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải tuân thủ những quy định gì?
Theo khoản 1 Điều 83 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cụ thể như sau:
Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải bảo đảm công khai, minh bạch; ngoài yêu cầu phải tuân thủ quy định tại Điều 82, Điều 84 và các quy định về giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở tại Chương VIII của Luật này thì còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Trường hợp thuê nhà ở công vụ thì phải thực hiện quy định tại Điều 33 của Luật này;
b) Trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở để phục vụ tái định cư thì phải thực hiện quy định tại Điều 35 và Điều 41 của Luật này;
c) Trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội thì phải thực hiện quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật này;
d) Trường hợp cho thuê, bán nhà ở cũ thì nhà ở đó phải không có khiếu kiện, tranh chấp về quyền sử dụng và thuộc diện được cho thuê hoặc được bán theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Như vậy, khi cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì phải tuân thủ những quy định sau đây:
- Bảo đảm công khai, minh bạch;
- Tuân thủ quy định tại Điều 82 Luật Nhà ở 2014 đối tượng và điều kiện được thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Tuân thủ quy định tại Điều 84 Luật Nhà ở 2014 về thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và các quy định về giao dịch cho thuê mua nhà ở tại Chương VIII của Luật Nhà ở 2014;
- Trường hợp cho thuê mua nhà ở để phục vụ tái định cư thì phải tuân thủ nguyên tắc phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định tại Điều 35 Luật Nhà ở 2014 và tuân thủ Điều 41 Luật Nhà ở 2014;
- Trường hợp cho thuê mua nhà ở xã hội thì phải tuân thủ nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội và các quy định về bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội tại Điều 62 Luật Nhà ở 2014 và Điều 63 Luật Nhà ở 2014;
Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước sẽ bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Nhà ở 2014, việc thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
- Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở;
- Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;
- Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật này;
- Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;
- Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
- Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?