Hợp đồng thực tập sinh có khác hợp đồng học việc không? Ký hợp đồng thực tập sinh thì doanh nghiệp có cần đóng BHXH không?
Hợp đồng thực tập sinh có khác hợp đồng học việc không?
Về vấn đề của chị, "Hợp đồng Thực tập sinh" hay "Hợp đồng Học việc" cũng chỉ là các tên gọi thực tế mà chúng ta hay sử dụng mà thôi.
Tại Bộ luật Lao động 2019 có nêu các loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng lao động (Chương III Bộ luật Lao động 2019);
- Hợp đồng thử việc (Điều 24 Bộ luật Lao động 2019);
- Hợp đồng học nghề (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019);
- Hợp đồng tập nghề (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019);
- Hợp đồng đào tạo nghề (Điều 62 Bộ luật Lao động 2019).
Ngoài ra khi thuê 1 cá nhân còn có thể phát sinh hợp đồng dịch vụ theo Bộ luật Dân sự 2015.
Nhìn chung, mỗi loại hợp đồng trên áp dụng cho từng trường hợp khác nhau. Do 2 loại hợp đồng chị nêu không có quy định điều chỉnh nên để xác định chính xác nó giống hay khác nhau, thuộc loại hợp đồng nào thì cần xem xét nội dung của từng loại hợp đồng đó. Chị cũng lưu ý đoạn 2 khoản 1 Điều 13 Bộ Luật lao động 2019.
Theo đó, dù chị đặt tên hợp đồng là gì mà trong hợp đồng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì đều được coi là hợp đồng lao động thưa chị.
Thực tế các doanh nghiệp khi cho các bạn sinh viên vào thực tập thì cần chuẩn bị các hồ sơ liên quan như Giấy giới thiệu của nhà trường, đơn xin thực tập của cá nhân, quy chế tài chính liên quan trợ cấp, hỗ trợ trong quá trình thực tế, văn bản tiếp nhận thực tập,... để nhằm mục đích phục vụ cho việc ghi nhận chi phí hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Mặt khác, để phù hợp, đơn vị có thể ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng tập nghề hoặc hợp đồng học nghề. Tiêu chuẩn để ký các hợp đồng là do đơn vị đưa ra chứ Luật không hạn chế, yêu cầu bắt buộc tiêu chuẩn là phải có bằng đại học.
Hợp đồng thực tập sinh (Hình từ Internet)
Ký hợp đồng thực tập sinh thì doanh nghiệp có cần đóng BHXH không?
Còn việc tham gia BHXH chỉ khi nào thuộc trường hợp tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà thôi:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...
Khi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì mới tham gia BHXH. Còn nếu chị ký các loại hợp đồng khác thì không phải tham gia BHXH. Còn đối với phép năm thì cũng tương tự, chỉ khi nào ký hợp đồng lao động thì mới phát sinh phép năm cho người lao động thưa chị.
Trên thực tế thì các doanh nghiệp lựa chọn ký hợp đồng dịch vụ với các bạn thực tập sinh chứ không ký hợp đồng lao động. Nếu ký hợp đồng dịch vụ thì doanh nghiệp không cần đóng bảo hiểm xã hội cho các bạn thực tập sinh.
Doanh nghiệp muốn ký hợp đồng lao động đối với thực tập sinh thì có được không?
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo đó, việc ký hợp đồng lao động đối với thực tập sinh không bị pháp luật hạn chế do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể ký hợp đồng lao động.
Việc ký hợp động lao động này phải thỏa các điều kiện tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 là:
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Và thỏa các quy định pháp về pháp luật lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?