Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Thỉnh giảng là gì? Điều kiện để làm việc theo hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học là gì?
(1) Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT đến:
- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
- Giảng dạy các chuyên đề;
- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
- Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
(2) Tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng trong trường đại học quy định tại Điều 5 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT:
- Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục đại học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục 2005; Giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.
- Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục giáo dục đại học và để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, nhà giáo thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.
- Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
- Đối với hoạt động nêu tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục 2005 và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
- Đối với hoạt động nêu tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, nhà giáo thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.
- Đối với hoạt động nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:
+ Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;
+ Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;
+ Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;
+ Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.
*Lưu ý: Hiện nay Luật Giáo dục 2005 đã hết hiệu lực, khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục 2005 thay thế bằng Điều 67 Luật Giáo dục 2019.
Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có tham gia BHXH bắt buộc không? (Hình từ internet)
Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về hợp đồng thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức như sau:
- Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, ở trường hợp này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động, có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự 2005 (nay bị thay thế bởi Bộ luật Dân sự 2015).
Ở trường hợp này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc - không đương nhiên xem là hợp đồng lao động như trường hợp trên - đơn vị giao kết hợp đồng vụ việc không có nội dung như một hợp đồng lao động theo Điều 13 Bộ luật lao động 2019 thì không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mục đích hoạt động thỉnh giảng theo quy định pháp luật là gì?
Căn cứ Điều 3 Quy định ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT:
Mục đích hoạt động thỉnh giảng để:
- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục.
- Góp phần tạo điều kiện để các nhà giáo cơ hữu của cơ sở giáo dục có thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thâm nhập thực tế, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng xây dựng mới nhất? Thời hạn, thời điểm thanh toán hợp đồng xây dựng là khi nào?