Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn dài nhất là bao lâu? Có được gia hạn hợp đồng sau khi hết hạn không?
- Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn dài nhất là bao lâu? Có được gia hạn hợp đồng sau khi hết hạn không?
- Hết thời hạn mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thì xử lý ra sao?
- Đơn vị thoát nước được phép tự ý chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước cho bên thứ ba hay không?
Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn dài nhất là bao lâu? Có được gia hạn hợp đồng sau khi hết hạn không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước
1. Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa chủ sở hữu và đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
a) Các chủ thể của hợp đồng;
b) Đối tượng hợp đồng;
c) Hồ sơ tài sản (danh mục tài sản, giá trị tài sản) mà chủ sở hữu bàn giao cho đơn vị quản lý, vận hành;
d) Phạm vi, nội dung công việc;
đ) Hồ sơ quản lý mạng lưới, các công trình thoát nước, quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và các yêu cầu kỹ thuật;
e) Tiêu chuẩn dịch vụ;
g) Giá trị hợp đồng; điều chỉnh giá trị hợp đồng;
h) Nội dung thanh toán, phương thức thanh toán;
i) Nghĩa vụ, quyền hạn các bên liên quan.
3. Thời hạn hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn ngắn nhất là 05 năm và dài nhất là 10 năm. Trường hợp muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng, trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng ít nhất là 01 năm thì các bên tham gia hợp đồng phải tiến hành thương thảo việc kéo dài hợp đồng quản lý, vận hành và đi đến ký kết.
...
Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa chủ sở hữu và đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
Theo đó, hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn ngắn nhất là 05 năm và dài nhất là 10 năm. Ngoài ra, nếu các bên muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng thì phải tiến hành thương thảo việc kéo dài hợp đồng quản lý, vận hành và đi đến ký kết trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng ít nhất là 01 năm.
Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn dài nhất là bao lâu? Có được gia hạn hợp đồng sau khi hết hạn không? (Hình từ Internet)
Hết thời hạn mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước
...
4. Chấm dứt hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
a) Một trong các bên vi phạm các điều khoản cam kết của hợp đồng;
b) Khi hết thời hạn hợp đồng mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng;
c) Những trường hợp bất khả kháng hoặc các lý do khác được quy định trong hợp đồng;
d) Những trường hợp chấm dứt hợp đồng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
...
Như vậy, trường hợp hết hạn hợp đồng mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng thì hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước sẽ chấm dứt.
Đơn vị thoát nước được phép tự ý chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước cho bên thứ ba hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước
...
5. Nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
a) Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước được thanh toán chi phí định kỳ theo thỏa thuận;
b) Phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận;
c) Trong trường hợp chậm thanh toán quá 15 ngày so với thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thì đơn vị thoát nước được hưởng lãi suất cao nhất của ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch tại thời điểm thanh toán đối với so tiền chậm thanh toán;
d) Chủ sở hữu công trình thoát nước chịu trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu và thanh toán cho đơn vị thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
đ) Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước được thanh toán từ nguồn thu tiền dịch vụ thoát nước, ngân sách hàng năm của chủ sở hữu công trình thoát nước và từ các nguồn khác.
6. Chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
Đơn vị thoát nước được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước cho bên thứ ba khi có sự thỏa thuận của chủ sở hữu công trình thoát nước.
...
Theo đó, đơn vị thoát nước được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước cho bên thứ ba khi có sự thỏa thuận của chủ sở hữu công trình thoát nước.
Như vậy, đơn vị thoát nước được phép tự ý chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước cho bên thứ ba mà cần phải có sự thỏa thuận của chủ sở hữu công trình thoát nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?